Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Tuesday, 11 February 2014
Đôi điều với Tiến Sỹ Nguyễn Nhã về Hoàng Sa
Tuesday, February 11, 2014
No comments
Quý
bạn đọc thân mến,
Bài
viết dưới được đăng trên diễn đàn BBC xin gởi đến quý vị rất mong được phổ biến
rộng rãi.
Trong
buổi lễ kỷ niệm Hòang Sa tại Melbourne ngày 19-1-2014 tôi có thuyết trình đề tài
“Chiến Tranh Thử Thách và Cơ Hội Để Lấy Lại Hòang Sa”. Càng ngày càng nhiều dữ
kiện cho thấy chiến tranh dễ xẩy, vừa là thách thức vừa là cơ hội để chúng ta có
lại tự do và giành lại Hòang Sa.
Đôi điều với Tiến
Sỹ Nguyễn Nhã về Hoàng Sa
Nguyễn Quang Duy
Gửi tới BBC từ Úc
Cập nhật: 14:30 GMT - thứ hai, 10 tháng 2, 2014
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại
Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến
trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm
Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
Hôm đó, ngay sau phần thuyết trình, một người đã xin phép được gọi Tiến
Sỹ Nguyễn Nhã bằng anh cho thân thiện và đã được Tiến sỹ vui vẻ nhận
lời.
Nhưng tôi lại vẫn còn khách sáo và giữ kẽ nên hôm đó luôn dùng từ “Tiến
sỹ”. Hôm nay xin phép được gọi bằng anh, một người đi sau có đôi điều tâm sự
cùng người đi trước.
Người cử tọa thứ nhất nhờ anh xác nhận có phải anh đã phát
biểu:
“Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái Bình, thuộc quần đảo Tường Sa, đảo
này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng
hoan hô lắm, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh chiếm giữ hộ.”
Lời phát biểu này đã được đưa lên diễn đàn Bấm
Đàn Chim Việt. Anh cho biết anh đã không nói như thế, nhưng anh nghĩ
như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy.
Tiến lại gần sự thật
Theo chính sử, năm 1946 Trung Hoa lợi dụng việc giải giới quân đội Nhật
đã chiếm đảo Ba Bình và đóng giữ đến nay.
Gần đây có dư luận cho rằng năm 1946 họ rút khỏi đảo Ba Bình nhưng đến
năm 1956 họ quay lại. Theo tôi nếu có thật báo chí miền Nam đã rầm rộ đưa tin và
dư luận đã không thể để yên cho chính phủ. Là một nhà nghiên cứu về Biển Đông
thấy dư luận như thế anh cần tìm ra sự thật thay vì suy nghĩ theo người khác,
suy nghĩ theo đám đông.
Tôi là người thứ hai phát biểu. Sau khi chia sẻ suy nghĩ về ngày
19/1/1974, về cảm tình dành cho anh và về Tập San Sử Địa số 29 mà tôi đã được
đọc trước 30/4/1975. Tôi đã góp ý anh “viết sử cần hết sức khách quan, không nên
nghĩ theo, dù rằng có nhiều người nghĩ như vậy”.
Anh có trả lời nhưng dường như chưa hiểu ý tôi. Bài viết trên diễn đàn
BBC anh lại cho rằng vì tinh thần dân tộc, vì tinh thần yêu nước nên anh đã
thiếu khách quan.
Người thứ ba khi nghe anh trả lời tôi đã nhận xét “để có giá trị lâu dài
cho hậu thế người viết sử phải trung thực không thể vì cảm tính cá
nhân”.
Trong sinh họat tại Úc, khi một người thuyết trình, người tham dự thường
rất thẳng thắn đóng góp xây dựng. Vì thế tôi không đồng ý khi anh mượn
lời:
“…một nữ du học sinh ở Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa
sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa”.
Theo tôi hôm ấy mọi người tham dự đều rất quan tâm đến Hòang Sa, đều rất
thông cảm hòan cảnh và rất tôn trọng anh.
Người dân chủ động biểu tình nhắc đến Hải chiến Hoàng Sa
1974
Hôm đó anh Nguyễn Hưng Quốc, người đồng chủ tọa, trong phần phát biểu đã
cho biết đây là lần đầu tiên anh ấy nhận nói về một đề tài có liên quan đến
chính trị.
Toàn buổi thuyết trình, ngọai trừ một bạn trẻ du học đề cập đến tình
trạng ngư dân bị nhà cầm quyền Trung cộng cấm đánh cá, các cử tọa khác biết anh phải về lại Việt Nam nên chỉ trao
đổi những điều gì anh đã nói.
Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều sử gia Úc. Họ không chỉ được đào
tạo và thực hành các phương pháp sử học. Họ có căn bản vững vàng về kinh tế, xã
hội, văn hóa, và nhất là về chính trị.
Sử học là môn khoa học xã hội học, học về con người. Nếu người viết sử
không hiểu về chính trị, cố tránh vấn đề chính trị, hay “phi chính trị” vấn đề,
thì làm sao họ có thể hiểu được các biến cố chính trị do chính con người tạo
ra.
Là người, kẻ ít người nhiều đều có tính chủ quan. Nhất là khi đã tự chọn
một đề tài và đeo đuổi nghiên cứu nó. Môi trường sinh họat tự do sẽ giúp cho học
thuật trở nên khách quan hơn, trung thực hơn, đến gần với sự thật
hơn.
Năm 1990, trong một buổi hội thảo tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc, sau
nhiều trao đổi với giáo sư sử học David Marr tôi đưa ra nhận xét ông ấy thiếu
khách quan khi viết sử Việt. Ông David Marr trả lời ông ấy viết, người khác
viết, ông ấy viết lại, người khác viết lại, viết cho đến khi đến gần sự thật.
Ông ấy ngầm trả lời không nên xem những điều ông ấy viết ra là chân
lý.
Ngày nay tôi đã đọc được nhiều công trình nghiên cứu về sử Việt khá lý
thú và gần sự thực hơn.
Vì thời gian có hạn nên hôm anh Nguyễn Nhã đến Melbourne tôi chỉ đưa
ra một số vấn đề nhưng chưa nói được ý.
Khi anh nhắc đến Hải Đội Hoàng Sa, tôi muốn trao đổi với anh, Hoàng Sa
và Trường Sa nằm chính giữa biển Đông. Với vị thế chiến lược này nước nào kiểm
soát được hai quần đảo là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế càng
ngày càng trở nên quan trọng.
Mặc dầu hai quần đảo không có cư dân, các Vua triều Nguyễn vẫn lập ra
các hải đội ra vào canh phòng kiểm sóat. Việc trao tòan quyền cho những người
địa phương, về chiến thuật là để họ bảo vệ quyền sống của ngư dân địa
phương.
Còn về chiến lược các Vua đã nhìn xa, đã thấy trước sự quan trọng của
Hòang Sa và Trường Sa, thành lập Hải Đội là để giữ gìn hai quần đảo cho hậu thế
chúng ta.
Khi anh nhắc đến tiếp thu Trường Sa, 30/4/1975, anh cho biết chỉ hai
ngày sau tàu quân sự Trung cộng đã xuất hiện trong vùng.
Về đề tài này, trên báo Tuổi Trẻ, có bài báo nhắc đến ký ức của người
chỉ huy ông Mai Năng: “Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết
đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là
quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả”.
Vì thế khi nghe anh nói tôi đã nêu ra ý kiến nếu quân Trung Cộng tấn
công Trường Sa tôi tin rằng các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng để
tuyên bố chủ quyền.
Tầm nhìn chiến lược
"Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn
xa, cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng
Sa"
Việt Nam Cộng Hòa là một nước nhỏ nên chiến lược của chúng ta phụ thuộc
chiến lược của nước lớn Hoa Kỳ. Năm 1971, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược bắt tay với
Trung cộng. Năm 1973, họ ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm
viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam cho Khối cộng sản.
Trong thế nước nhỏ, lực yếu và đang chiến tranh, ngày 19/1/1974, khi
quân Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ
súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam
Cộng Hòa.
Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa,
nhìn chiến lược, nhìn cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại
Hoàng Sa.
Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại
giao đã ra Tuyên cáo với nhận định:
“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không
những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm
họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định
này là một nhận định chiến lược ngày nay đã trở thành sự thực.
Cứ mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa, tôi đều nghĩ đến việc phải giành lại quần
đảo này. Muốn giành bằng phương cách hòa bình hay bằng chiến tranh chúng ta đều
cần nghiên cứu tình hình, tính khả thi và chủ động thích ứng với chiến thuật và
chiến lược của các đại cường.
Công an Việt Nam dẹp biể̀u tình vì biển đảo
Biết lòng anh luôn nghĩ đến hòa giải hòa hợp dân tộc, cũng xin nhắc
lại với anh bức hình được chụp ngày 19/1/2014 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ
Hà Nội, bức hình theo tôi đã nói được hai mặt của vấn đề.
Mặt chính một người lính trong quân phục Bắc Việt, ôm nón cối, tay cầm
một bông hoa, đến để thương tiếc những chiến sỹ Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Hòang
Sa. Người mất người còn đã thực sự hòa giải hòa hợp trong tinh thần Tổ Quốc Bên
Trên.
Cũng trên bức hình là công an những người đại diện cho chế độ tay cầm
loa tìm mọi cách để giải tán, để phá tan sự nghiêm trang của buổi lễ tưởng niệm.
Mặt trái của bức hình đã nói lên sự thực của cái gọi là “hòa hợp hòa giải” giữa
người dân và nhà cầm quyền cộng sản.
Khi anh nói về giáo dục, tôi đề nghị anh nói với các bạn trẻ về ba căn
bản triết lý giáo dục của miền Nam: dân tộc, khai phóng và nhân bản. Thiết nghĩ
làm gì cũng vậy nếu thiếu đi căn bản trước sau cũng dẫn đến khủng hoảng. Từ
triết lý giáo dục miền Nam vì tinh thần dân tộc chúng ta cùng quan tâm đến
Hoàng Sa, vì nhân bản chúng ta mới đề cao những phương cách hòa bình để giành
lại Hoàng Sa và vì tinh thần khai phóng chúng ta mới thẳng thắn trao đổi học
hỏi lẫn nhau.
Cuối cùng xin cám ơn anh, nhờ bài viết “Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” chúng
ta mới có thể hiểu nhau hơn và tôn trọng nhau hơn và nhân dịp năm mới mong chúc
anh, bạn đọc xa gần và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và nhiệt tâm để đi
tiếp con đường giành lại những gì mình đã mất.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên
chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người
Việt Tự Do tại Úc Châu.
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment