Trong tuần lễ naỳ, một loạt vận động mới của chính phủ Tây Tạng lưu vong lại tung ra toàn cầu. Tới bây giờ, đã có 107 nhà sư và cư sĩ đã tự thiêu để thắp sáng lương tri nhân loại, để kêu gọi quốc tế nhìn thấy rằng nền văn hóa độc đaó Tây Tạng đã bị đồng hóa và xóa sổ bằng mọi hình thức thô bạo.
Đại sư Kyabje Kirti Rinpoche, người được dân tộc Tây Tạng tin là hóa thân đời thứ 11 của nhà sư Kirti Rinpoche và là viện chủ lưu vong của các tu viện thuộc dòng phái Kirti Monasteries tại Tây Tạng và Ấn Độ đã kêu gọi Quốc hội Liên Âu hãy có những bước cụ thể để giúp người Tây Tạng bên trong Tây Tạng.
Vị sư này đã thuyết trình trước tiểu ban nhân quyền của Quốc Hội Liên Âu hôm 7-3-2013.
Sư này cũng là một cựu Bộ Trưởng chính phủ Tây Tạng lưu vong bản doanh ở Ấn Độ, cũng kêu gọi một nghị quyết Liên Âu đòi Trung Quốc trả tự do các nhà hoạt động Tây Tạng đang bị giam, đòi phải để phóng viên quốc tế tự do vào Tây Tạng quan sát và kêu gọi tự do cho Tây Tạng bằng cách quân đội TQ phảỉ rút lui.
Vị sư này nói: “Tây Tạng là một quốc gia độc lập cho tới năm 1959, và sự thật này không thể bị bóp méo.
Đại sư Kirti Rinpoche đang đi chuyến du thuyết qua 6 nước Châu Âu để trình bày về hoàn cảnh dân Tây Tạng và về việc công an đối xử với những người phản đối bằng tự thiêu.
Sư nói rằng người Tây Tạng tự thiêu bị nhà nước TQ xem như khủng bố, và gia đình họ bị truy bức liên tục.
Vùng đất Ngaba ở phía đông Tây Tạng, như tu viện Kirti Monastery tọa lạc là trung tâm của những cuộc tự thiêu để phản đối TQ.
Tính ra, có tới 107 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối việc TQ chiếm đóng, để đòi hỏi tự do và đòi để ngài Đạt Lai Lạt Ma về nước.
Tại Bắc Kinh, hôm Thứ Năm 7-3-2013, Wu Zegang, tỉnh trưởng tỉnh Aba prefecture nơi bao trùm khu vực Ngaba, nói bên lề một khóa họp quốc hội thường niên, quy chụp tu viện Kirti móc nối với người lưu vong để biểu tình, chống đối – nhưng không đưa ra chứng cớ nào.
Một cán bộ tỉnh có tên là Zhang Dongsheng nói rằng chính quyền phía đông Tây Tạng sẽ không nới bàn tay sắt đối với các tu viện và dân chúng: “Cuộc chiến của chúng tôi chống Đạt Lai Lạt Ma là dài hạn và quyết liệt. Chúng tôi không thể nới lỏng giây phút nào.”
Mặt khác, kể từ năm nay, ngày 10 tháng 3, tức là Ngày Toàn Quốc Tây Tạng Nổi Dậy cũng sẽ là Ngày Tử Đạo Tại Tây Tạng.
Quyết định này để chính thức tưởng niệm sự hy sinh thân mạng của người Tây Tạng bên trong và ở hải ngoại.
Cũng nên nhắc rằng, vào ngày 10 tháng 3-1959, dân Tây Tạng ở thủ đô Lhasa đã nổi dậy chống lực lượng TQ đang chiếm đóng, kết quả là nhiều ngàn người Tây Tạng bị giết và Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt thoát qua dãy Hy Mã Lạp Sơn, vào Ấn Độ xin tỵ nạn.
Mỗi năm, dân Tây Tạng toàn cầu đều tưởng niệm Ngày Toàn Quốc Nổi Dậy. Năm ngoái, vào ngày này, nhà sư 18 tuổi có tên Gepey, trú quán ở tu viện Kirti Monastery tại Ngaba, phía đông Tây Tạng, đã tự thiêu để đòi quân TQ rút khỏi Tây Tạng. Từ đó, có 107 người Tây Tạng đã tự thiêu.
Nhiều sự kiện sẽ tổ chức toàn cầu vào Chủ Nhật 10-3-2013.
Theo lịch trình, các bộ trưởng chính phủ Tây Tạng lưu vong sẽ đi 4 lục địa để tham dự các lễ tưởng niệm Ngày Tây Tạng Nổi Dậy năm thứ 54, và là Ngày Tây Tạng Tử Đạo.
Không chỉ tới các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Nhật, Đàì Loan... mà sẽ tới cả các nước nhỏ như Bỉ và Ladakh.
Trong những nước sẽ tới, các Bộ Trưởng sẽ tới gặp các vị dân biểu quốc hội các nước, và có thể cả các quan chức chính quyền nơi đó.
Riêng Ngài Đạt Lai Lạt Ma, ngài sẽ thuyết giảng tại New Delhi, Ấn Độ vào ngày 9-3-2013, về Phật Pháp Tổng Quan.
Không thấy ghi cụ thể ngày hôm sau Ngài sẽ ở đâu, làm gì, nhưng có thể hiểu là bây giờ Ngài thuần tuý lo việc thuyết pháp, không liên hệ chính trị nữa.
Tình hình Tây Tạng là một thức tỉnh lớn cho người Việt Nam, nơi nhà cầm quyền tự hào đã đánh thắng Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu... nhưng rồi lại đưa cả nước vào chỗ đói nghèo, và bây giờ là cơ nguy trở thành một Tây Tạng thứ 2.
Thậm chí tới ngay như sách dạy cho trẻ em lớp 1 có in cờ Trung Quốc, mà chỉ ra lệnh các trường đừng sử dụng các sách này, mà không hể dám điều tra để trừng phạt những đường dây bí ẩn đang tìm cách đồng hóa VN.
Phải biết lo vậy.
0 comments:
Post a Comment