Chiến tranh UKraine đã kéo dài hơn một năm, viễn ảnh chấm dứt tuy chưa thấy rõ, nhưng các nhà phân tích chính trị và quân sự cũng đã đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý. Trần Lý xin tổng hợp một số bài nghiên cứu :
1- “One year later : How does Ukraine war end ? (The Harvard Gazette 2-23-23)
“ Khởi đầu cuộc xâm lăng vào cuối tháng Hai 2022, Putin tin rằng với 190 ngàn quân, sẽ chiếm được Kiev và đặt Ukraine dưới sự thống trị của Nga trong vài ngày..Nhưng sau hơn một năm, Nga đã mất 200 ngàn quân, kể cả một số Sĩ quan cao cấp, Putin không thắng nổi Quân đội Ukraine và cũng không khuất phục nổi lực lượng dân quân Ukraine.
Buổi Hội thảo do Belfer Center’s Intelligence và Russia Matters tại Harvard Kennedy School đưa ra nhận định : Mỹ và Phương Tây hiện đang bị ‘kẹt’ (stuck) trong một ‘chuyện kể (narrative) lịch sử do Putin tạo ra. Putin đặt khuôn cuộc chiến tranh như là một mối đe dọa hiện thực cho Nước Nga và xem như một “Cuộc chiến Vệ quốc thứ 3″ (Third Great Patriotic War) (nhắc lại cuộc chiến chống Napoleon tấn công Nga năm 1800 và Quốc Xã đánh Nga năm 1940s).
“Putin muốn Âu châu phải công nhận Nga có một khu vực ảnh hưởng riêng và hiện có quyền đòi chiếm lại một số khu vực lãnh thổ..”
Và quan điểm này không chỉ là của Putin mà còn được nhiều người Nga đồng ý !
Chính sách ngoại giao của Mỹ, từ khởi đầu 1990s, đã tạo hiểu lầm (misperception) về phía Nga. Mỹ đã tạo các cuộc đối đầu , khi Liên bang Soviet tan rã, bằng chính thức công nhận một số quốc gia (như Nga), như những quốc gia kế thừa, nhưng một số khác như Ukraine lại bị đặt trong tình trạng ‘mơ hồ= gray zone’ của geopolitics ?
Nga và Ukraine đã phải chịu nhiều thiệt hại về kinh tế từ khi Cuộc chiến xảy ra : 40% cơ sở hạ tầng của Ukraine bị phá hủy. Tổng sản lượng Quốc gia GDP giảm 33%. Bộ trưởng Kinh tế Nga báo cáo thu nhập hàng niên Nga giảm 35% trong năm 2022 , và chi phí lại tăng 59%
Các biện pháp cấm vận về thương mại và ngân hàng của Mỹ và Đồng Minh không tạo được các ảnh hưởng quyết định trong việc làm giảm khả năng tài trợ chiến tranh của Nga! vì Nga có sự hỗ trợ về thương mãi từ Tàu, Ấn Độ và Iran. Dân Nga không thấy khó khăn về hàng hóa tiêu dùng..Tuy nhiên, kinh tế Nga vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn (ngay từ trước khi xảy ra chiến tranh, dân Nga đã không có những mặt hàng đa dạng như dân Âu).
Bà Hill cho rằng : “Biện pháp duy nhất để khiến Nga ngưng chiến , và không để Nga chiến thắng là, tiếp tục yểm trợ quân sự cho Ukraine”
Trung tướng (hồi hưu) Mark Hertling (US Army) cho rằng : “Thách thức lớn nhất hiện nay của Quân đội Ukraine là phối hợp sử dụng được các loại vũ khí từ nhiều nguồn khác nhau; Mùa Xuân sẽ là một cuộc chạy đua giữa việc động viên (thêm quân) của Nga và sự biến đổi của Quân đội Ukraine. Putin đã quyết định thêm quân, đưa ra tiền tuyến tung quân để chiếm đất bị mất sau khi Ukraine phản công, chiếm thêm nếu được để tạo ưu thế trong các cuộc thương thuyết! Putin sẽ mở thêm các cuộc tấn công bằng phi đạn nhằm vào các cơ sở hạ tầng, khủng bố tinh thần dân Ukraine. Tập trận tại Belarus chỉ nhằm nghi binh, cầm chân một số lực lượng phòng vệ của Ukraine ?
Cuộc chiến có chấm dứt vào năm 2023 không ? vẫn còn là một ẩn số, nhưng 2023 sẽ là một năm ‘quyết định’ !
2- How will the Russia-Ukraine war end ? (Stanford News 2-17, 2023)
Chuyên gia nghiên cứu Steven Pifer, của Stanford News nhận định :
“The war in Ukraine could continue as a war of attrition for months or even for year, with neither side able to conduct an operation with a decisive outcome”
Ông Pifer, từng là Đại sứ Mỹ tại Ukraine, cùng 25 năm trong Ngành Ngoại giao Mỹ chuyên về các vấn đề Ậu châu, cho rằng :
Cuộc chiến hiện nay, là giai đoạn cuối của một cuộc tranh chấp từ 2014, khi Nga đơn phương sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea. Cuộc chiến đã và đang là một thảm họa cho hai dân tộc Ukraine và Nga, hàng chục ngàn người chết, gồm nhiều thường dân; 13 triệu người Ukraine đã phải bỏ nhà chạy đi tị nạn tại các quốc gia láng giềng của Ukraine hoặc ngay trong Ukraine. Các thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhà cửa và kỹ nghệ của Ukraine lên đến hàng trăm tỷ USD !
Cuộc chiến do Putin khởi động cũng gây tai họa cho Nga : Các chuyên gia quân sự ước tính có đến 200 ngàn quân Nga chết và trọng thương nơi chiến trường. Kinh tế Nga tuy không suy sụp như Phương Tây ước đoán nhưng cũng bị ảnh hưởng và tụt giảm nghiêm trọng. Âu châu đoàn kết hơn, hợp tác giúp đỡ Ukraine, Phần Lan và Thụy Điển, bỏ trung lập từ hàng chục năm, xin gia nhập NATO. Cuộc chiến làm cho Nga bị suy yếu về quân sự, kinh tế và cả vị thế về ‘địa chính trị’ (geopolitics).
- Vài điểm chưa được nhiều người chú ý, hoặc còn đánh giá thấp như
– Kremlin đã thật sự sai lầm khi cho rằng Ukraine sẽ.. không chống nổi cuộc xâm lăng của Nga, và nhanh chóng đầu hàng ! Với Ukraine , đây là cuộc chiến sống còn. Thua sẽ mất Dân chủ; mất luôn ước muốn được thành một quốc gia ‘bình thường’ như các nước Âu châu khác mà giới trẻ Ukraine mong muốn. Các ví dụ điển hình về sự kiện bị Nga đô hộ đã xảy ra như thảm sát tại Bucha, Irpin, Mariupol và nhiều thành phố khác khiến dân Ukraine chịu chấp nhận các khó khăn để tiếp tục chống quân xâm lược..
– Một số người tại Mỹ và Âu châu có vẻ chưa hiểu rõ về nguồn gốc cuộc chiến và ‘nghiêng’ về lời giải thích của Putin là Chính sách ‘mở rộng’ của NATO là thủ phạm gây ra chiến tranh ?. Cần nhìn rõ thêm vấn đề : Các nhà lãnh đạo Ukraine đã nghĩ đến việc xin gia nhập NATO sau khi Crimea bị Nga cưỡng chiếm, vì biết là chỉ NATO mới có thể giúp chặn các tham vọng đất đai của Nga (Donetz và Lushank), nhưng Ukraine không được sự ủng hộ ‘ nhận cho gia nhập’ của một số nước NATO ( muốn được chấp nhận phải được tất cả các thành viên chấp thuận), vì lúc đó họ không muốn gây chiến với Nga chỉ vì Ukraine!. Putin biết rõ điều này..
– Chuyện gì sẽ xảy ra ?
Rất khó để dự đoán ! Một năm trước, không một nhà quan sát, phân tích thời sự (nhất là Nga) dám nghĩ là Ukraine lại có thể.. cầm chân Nga cho đến qua 2023!
Điều rỏ ràng nhất hiện nay là Nga không thể chiến thắng (như kế hoạch đã đặt ra khi xâm lược : khi tấn công nhiều hướng vào UKraine, Nga tính là chiếm Kiev trong 2-3 ngày và chiếm 1/2 đến 2/3 phía Đông Ukraine). Không nhà quan sát nào dám tin là Nga sẽ có thể đạt được kế hoạch ban đầu ! Khi chiến tranh tạm ngưng (?), môt Quốc Gia Ukraine độc lập và có chủ quyền vẫn hiện hữu, lãnh thổ còn rộng hơn với dự kiến lúc dầu của Nga.. vẽ ra khi tấn công ?.
Lực lượng quân sự của Ukraine đã thành công lớn trong 4 tháng của năm 2022, đẩy lui quân Nga khỏi vùng Kharkiv và đẩy quân Nga trở lại bên kia bờ sông Dniepr tại Kherson. Liệu Ukraine có tái phản công, tiếp tục tiến vào mùa Xuân 2023, khi tuyết đá tan, và mùa sình lầy chấm dứt ? để giải phóng thêm lãnh thổ bị Nga chiếm (khi bắt đầu cuộc xâm lăng) nhưng đẩy hết quân Nga ra khỏi UKraine sẽ vô cùng khó khăn khi quân Nga lui về.. phòng ngự?
Do đó, giới tình báo quân sự Mỹ đánh giá chiến tranh sẽ chuyển sang dạng tiêu hao chiến (attrition), và cả hai bên tham chiến đều không thể mở các chiến dịch hành quân để đạt được chiến thắng hoàn toàn. Cuộc chiến có thể dai dẳng, kéo dài? Câu hỏi sẽ là đến khi nào thì sẽ có một phe.. kiệt sức, để chịu thương thuyết ? cho đến nay Putin coi bộ chưa nhúc nhích ? tiếp tục các đòi hỏi vô lý trong khi quân Nga đang bị.. thua trên chiến trường !
Cần làm gì để có thể chấm dứt chiến tranh ?
Một trong hai bên cần phải đạt được một chiến thắng quyết định, trong một trận đánh lớn hoặc hai bên sẽ cần thương thuyết dù miễn cưỡng để giải quyết các điểm bất đồng? Moscow đã đưa ra các đòi hỏi, được xem là không thể bàn được (non-starters). Ukraine, ngay từ Tháng 3-2022 đã muốn thương thuyết, trong số các đề nghị lúc đó , có việc chấp nhận giải pháp trung lập. Nhưng qua tháng Ba, Ukraine thay đổi thái độ, sau khi họ chiếm lại được các thành phố như Bucha, Irpin và thấy rõ sự tàn bạo của người Nga khi chiếm đóng.. Không chỉ Chính phủ Ukraine, mà dân chúng sau khi nhận rõ bộ mặt thật của Nga, đã đồng lòng chống Nga, không chấp nhận thương thuyết..
Cuộc chiến tranh kéo dài hoàn toàn không có lợi cho Ukraine. Việc ủng hộ lâu dài cho Ukraine là thử thách rất lớn cho Phương Tây..
Dù cho Nga có chấp nhận thương thuyết ngay bây giờ.. thì Ukraine sẽ luôn luôn có một nước láng giềng thù nghịch sát cạnh bên và phải luôn đề phòng ?
3- What history shows : How will the war in Ukraine end ? (Aljazeera 2 Mar, 2023)
Bài phân tích của Micah Reddy, đặc biệt hơn là dựa vào các bài học lịch sử cận đại.
..”Chiến tranh Ukraine được chiếu mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng : hình ảnh xe tăng bị phá hủy, pháo binh đấu súng..thành phố bị tàn phá..”
Có vẻ giống như cuộc xâm lăng của Stalin vào Phần Lan Mùa Đông năm 1939, quân Nga chịu trận dưới chiến hào, chịu thiệt hại gây ra một quân đội nhỏ hơn và ít súng đạn hơn. Các thay đổi hiện nay :
- Nga tung từng đợt tân binh và lính đánh thuê vào các trận cận chiến quanh các thành phố như Bakhmut và Vuhledar..
- Phương Tây gửi xe tăng hạng nặng cho Ukraine, chờ chống đỡ đợt tấn công mùa Xuân của Nga ?
- TT Biden tuyên bố tại Ba Lan (một ngày trước cuộc viếng thăm bất ngờ đến Kiev) : Ukraine sẽ không bao giờ là chiến thắng của Nga !
Chiến tranh hiện nay giữa Nga-Ukraine được các sử gia đồng ý là “we didn’t think we’d see.. again? (chưa từng thấy và sau này..cũng sẽ không thấy)
Hiện nay, Nga tiếp tục oanh kích Ukraine..chưa có dấu hiệu ngừng !
Thử xem qua các cuộc chiến gần nhất và dự đoán về Chiến tranh Ukraine ? (mỗi cuộc xung đột quân sự đều có những nét đặc thù riêng , có thể giống và khác nhau!)
- Nga ‘không phải là Iran hay Serbia !”
Chiến tranh Ukraine bắt đầu khi xe tăng Nga vượt biên giới tiến vào Ukraine, trở thành một cuộc tranh chấp quốc tế ! Tranh chấp giữa Nga,một cường quốc nguyên tử, cũng là một nước xuất cảng năng lượng; xâm phạm chủ quyền của Ukraine, một quốc gia quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp lương thực cho thế giới. Cuộc tranh chấp không còn là việc riêng của hai quốc gia láng giềng. Mỹ và Đồng Minh đã nhanh chóng trợ giúp Ukraine để tự vệ..
- Cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980s), kéo dài 8 năm, có những can thiệp từ bên ngoài : Nga, (tùy giai đoạn cuộc chiến), giống như Iran ; và Ukraine .. giống Iraq ! (tuy không hoàn toàn). Cuộc chiến giữa 2 lân quốc này, trên căn bản là tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên. Vũ khí Phương Tây giúp Iraq đạt được nhiều thắng lợi tại chiến trường, đối đầu được với Iran lãnh thổ lớn hơn, có nguồn nhân lực để dùng chiến thuật biển người, dùng pháo binh bắn phá các đội hình Iraq, gây thiệt hại cho các vị trí Iraq và tiếp theo sau , tràn ngập bằng bộ binh.
Hoa kỳ yểm trợ cho Iraq như là ..một sự ủy nhiệm chống Iran, bảo vệ quyền lợi Mỹ tại Trung Đông.
Một điểm quan trọng khác biệt là : Khác với Ukraine, Chiến cuộc này là do Iraq khởi công !
Có sự tương đồng là : hiện nay vũ khí của Phương Tây (Mỹ), viện trợ có tính toán, tăng dần cho Ukraine là yếu tố rất quan trọng để chặn các cuộc tấn công của Nga. Trên lý thuyết : Phương Tây.. đang điều hành cuộc chiến . Phương Tây, như Ukraine mong ước, có thể cung cấp các vũ khí tối tân hơn, nhanh chóng hơn.. để thuyết phục Nga là họ không thể thắng tại Ukraine!
- Cuộc chiến Serbia chống Kosovo chấm dứt do sự can thiệp từ các Cường quốc bên ngoài, quan trọng nhất là cuộc ném bom của NATO vào Serbia năm 1999.
Nga, khác hẳn Iran và Serbia, là một cường quốc nguyên tử. Nga có công nghiệp sản xuất vũ khí riêng, có nguồn tài nguyên nhân lực và kinh tế dồi dào..có khả năng kéo dài cuộc chiến tại Ukraine trong nhiều năm !
Chiến tranh và sự cấm vận-trừng phạt của Phương Tây, tuy gây nhiều thiệt hại cho kinh tế Nga và vài xáo trộn xã hội nhưng không đủ để làm Nga ngừng bước ! (kinh tế Nga chỉ mới bị ‘thu hẹp’ 2%, ít hơn nhiều với sự mong muốn của Phương Tây!) Nga thực sự đã bị cô lập từ khi can thiệp vào chiến tranh nổi dậy của nhóm thiểu số thân Nga tại Donbass 2014; nên đã sẵn sàng để bị cô lập thêm ?
Khác với Serbia, không thể có chuyện Phương Tây (và Mỹ) .. tấn công Nga !
Serbia, quá yếu so với NATO ! và NATO sẽ .. không dám khiêu khích Nga.
Ukraine sẽ phải tự quyết định :
Sự kiện Ukraine tùy thuộc vào vũ khí do Phương Tây cung cấp, nên Phương Tây sẽ có ảnh hưởng quan trọng vào các Chiến thuật của Ukraine.
Trên lý thuyết Phương Tây có thể ‘dọa’ sẽ ngưng viện trợ súng đạn, khi họ lo ngại Ukraine, lợi dụng các thành công quân sự (nếu có) vượt qua làn ranh mà NATO đã vẽ, gây ra một cuộc leo thang chiến tranh, mở rộng ngoài ước tính ?
Nhưng , sẽ không đúng khi nghĩ là Ukraine sẽ có thể phải chịu ‘áp lực’ để chấp nhận một ‘ kiểu hòa bình’ (nhớ lại bài học Việt Nam?). Phương Tây không có quyền đòi và không thể ngăn, Ukraine phải dừng cuộc ‘giải phóng’, chiếm lại các phần lãnh thổ mà Nga đã tạm chiến sau tháng 2-2022, kể cả các phần đất Nga đã sáp nhập bất hợp pháp..Ukraine biết rõ Phương Tây, vì quyền lợi, không thể để Ukraine.. mất vào tay Nga ! và chỉ cần NATO rạn nứt là Nga sẽ tiếp tục tấn công ?
Ngay từ lúc NATO quyết định xem Ukraine là quan trọng, gia nhập cuộc chiến, họ sẽ phải ủng hộ Ukraine đến cùng và đây là yếu tố để UKraine sẽ tự quyết định khi nào muốn ngừng ?
Cho đến lúc này, chưa có dấu hiệu rõ rệt nào là hai bên chịu thương thuyết !
Để có thể chịu thương nghị “ Đôi bên cần nhận ra là sẽ cùng có lợi khi có hòa bình hơn là cứ tiếp tục chiến tranh ?”
- Putin, tuy bị nhiều thiệt hại trên chiến trường, vẫn sửa soạn cho một cuộc chiến lâu dài và vẫn tin tưởng là Nga sẽ thắng ? Đổng minh quan trọng nhất của Nga là Tàu không không thuyết phục được Putin chịu .. thương thuyết..
- Đòi hỏi ‘phi lý’ của Putin : “Ukraine phải giải giới, phi quân sự hóa và trở thành quốc gia trung lập”.. là điều kiện ‘bá láp’, non-starters..
- Ukraine không chấp nhận thương thuyết để.. mất lãnh thổ ! Dân Ukraine đã học được sự tàn bạo của Nga tại các vùng họ tạm chiếm.
Ukraine không tin tưởng vào các hòa ước mà Nga ký kết : “Dù chúng tôi chịu ‘cho’ họ Donbass, không thể chắc là họ sẽ chịu ngưng đòi tiếp, để sau đó trở lại và gây chiến? Bài học thỏa ước Budapest 1994 (memorandum), Nga từng ký kết là sẽ tôn trọng biên giới với Ukraine..còn đó !
- Tại sao Putin chưa chịu.. lui ?
Nguyên tắc rõ rệt : Người gây ra chiến tranh là người có thể ngừng chiến, nếu muốn.
Vấn đề ở đây là ông ta chưa có ‘lý do đủ khích lệ =incentives’ để.. ngưng
- Chiến tranh Ukraine là Chiến tranh của Putin. Putin đã ‘đặt cược tất cả uy tín của ông ta vào đây; càng thất bại và càng thua sẽ làm ông ta cố ‘trụ’ lại, không thể rút lui.
- Putin lên làm TT Nga, từ cuộc chiến tranh Chechen 1999, khi quân ly khai đòi tách khỏi Nga đề thành một quốc gia độc lập. Cuộc chiến chấm dứt, khi Thủ đô Chechen bị san bằng thành bình địa ! và người Chechen chống đối bị diệt trọn . (Chiến tranh kiểu diệt chủng của Nga dành cho các dân tộc nào trong Nga muốn đòi tự trị !). Thành quả tại Chechen khiến Putin nghĩ là sẽ thanh toán được Ukraine ?
Một số nhà Sử học cho rằng : Chiến tranh Ukraine có mầm mống ngay từ khi “cuộc Chiến tranh lạnh =Cold war” chấm dứt
Chiến tranh không phải là chấm dứt khi ngưng tiếng súng mà còn đem theo nhiều hệ lụy tiếp tục ngay sau đó : như rất nhiều biến chuyển sau Thế chiến 1 đã đưa đến Thế chiến 2.
- Thế chiến 1, ngay khi chấm dứt đã đặt nền móng cho Thế chiến 2 khi áp đặt một thỏa ước gây ô nhục cho nước Đức thua trận..
- Chiến tranh Ukraine có thể có nguồn gốc tiềm ẩn ngay khi Chiến tranh lạnh chấm dứt ? Putin và giới ưu tú Nga cảm thấy ‘nhục nhã’ khi Khối Soviet tan rã. Những năm sau đó là thời gian dân Nga thấy.. mất mặt với thế giới ! Nga suy yếu và Phương Tây ngoảnh mặt..Sự sụp đổ của Khối Soviet là một sự thay đổi về geopolitics, tạo một trật tự mới trên thế giới?. Ukraine có cơ hội ‘ly dị với Nga’ hợp pháp và êm thắm để trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập.. Putin muốn ‘ép hôn trở lại’ nên đã khởi động cuộc xâm lăng.
(Cho đến nay, giới lãnh đạo ưu tú Nga vẫn tin là Ukraine thuộc về Nga, dân tộc anh-em của Nga ! kiểu Tàu luôn coi VN là.. dân Tàu từ hàng ngàn năm trước !)
- Một số nhà quan sát cho rằng các thất bại liên tục trên chiến trường có thể làm mất uy tín của Putin trong chính trường Nga. Họ viện dẫn : Các thất bại quân sự của Nga trong trận chiến Crimea vào thế kỷ 19, thua Nhật và rút khỏi Afghanistan trong thế kỷ 20 đã tạo nhiều thay đổi trong nội bộ Nga..Cuộc chiến kéo dài Thế chiến 1 đã đưa đến Khởi nghĩa Bolshevik 1917 .. Nhưng việc ‘hạ bệ’ Putin lại là.. không tưởng ?
Hiện nay, , trong chính trường Nga không có một nhân vật nào có thể thay thế được Putin khi ông ta còn sống và khỏe mạnh..
Và đây lại là yếu tố chính cho việc Hòa bình tại Ukraine
Khi Putin còn tại vị, Ukraine sẽ không ‘yên’, dù quân đội Ukraine có đẩy được quân Nga trở lại đường ranh trước 2/2022.. Putin vẫn sẽ không chịu thương thuyết !
Bài học chiến tranh kéo dài , với Nga đã giúp họ tạo ra các vùng đòi tự trị theo Nga tại nhiều nơi như Donbas (Ukraine); South Osseria và Abkhazia (Georgia); Transnistria (Moldavia) và Artsakh (Azerbaijan)..
Chiến tranh Ukraine sẽ còn tiếp tục lâu dài, và có thể tạm ngưng theo mô hình Bán đảo Triều Tiên, với một khu vực phi quân sự giữa vùng Nga tạm chiếm và Ukraine. Tình trạng chiến tranh vẫn ‘âm ỉ ‘ có thể bộc phát bất cứ lúc nào tùy ý muốn của Nga..
Trần Lý 3/2023
0 comments:
Post a Comment