Truyền thông Tây Phương uy tín từ đệ nhị thế chiến, các phóng viên chiến trường dũng cảm, xông pha giữa làn đạn nhọn, đại bác, hứng chịu những trận mưa bomb…để đưa những bản tin chính xác về hậu phương. Thời ấy, đài BBC được coi là uy tín hàng đầu trong lãnh vực truyền thông thế giới và nhứt là các nước đồng minh.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh lạnh, với những điểm ấm ở bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Đông và Tây Đức và điểm nóng nhứt là chiến trường Việt Nam, một vùng đất nhỏ bé với khoản 17 triệu dân thời ấy, nhưng chỉ một mình quân lực VNCH đã đương đầu với cả khối cộng sản quốc tế với vũ khí do hàng chục nước cộng sản viện trợ, trong đó Nga và Tàu là hai nước lớn, mạnh nhứt và chi viện nhiều nhứt, sau đó mới có 7 nước đồng minh tới hiệp lực bảo vệ miền nam tự do. Kinh nghiệm trong trận Triều Tiên, khối cộng sản quốc tế dùng tuyên truyền là mặt chiến tranh chính trị song hành với quân sự. Mặt trận tuyên tuyền nhắm vào các nước Tây phương, thành phần cộng sản nằm vùng, khuynh tả, ngây thơ dễ bị tác động và sách động bởi các cơ quan truyền thông khuynh tả" ăn bánh mì tự do, đội mo cộng sản". Nổi bật là truyền hình CNN do kẻ thành lập là Ted Turner, chồng của nữ minh tinh Jane Fonda, kẻ được gắn huy chương cao quí nhứt chế độ là huy chương Hồ Chí Minh nên mụ có hổn danh là Hanoi Jane.
Với phương tiện truyền thông trong tay, những cơ quan truyền thông khuynh tả biến thành tuyên truyền Hai Bưng: bưng bợ cộng sản và bưng bít sự thật, cho nên trong cuộc chiến Việt Nam, những ký giả, phóng viên thiên tả tới Việt Nam, họ chỉ đưa những mặt tiêu cực của VNCH và đồng minh như vụ Mỹ Lai, Kim Phúc (bị bom Napal cháy)… nhưng dấu và ít phổ biến trận thảm sát tết Mậu Thân 1968, pháo kích giết học trò ở trường Song Phú…Chính bọn truyền thông khuynh tả đã tác động vào chính giới Mỹ mà hầu hết đảng Dân Chủ là cánh tả, nên có những tay như Joe Biden, John Kerry, Bill và Hillary Clinton…gây ác cảm với quân dân miền nam là nạn nhân bị xâm lược và chúng tuyên truyền thủ phạm là cộng sản Bắc Việt có chính nghĩa. Đó là chưa kể đến tên ký giả nằm vùng Đỗ Văn (đã về VN sống) trong đài BBC loan tin thất thiệt rằng các thành phố VNCH đã bị chiếm dù VC còn ỡ cách đó vài chục cây số, phá hoại cả niềm tin chiến đấu của quân lực VNCH. Xin nhắc lại chính Đỗ Văn đã tiếp tay vụ lăng xê Nguyễn Chí Thiện (giả) xin tỵ nạn Sứ quán Anh ở Việt Nam.
Sau khi Miền Nam VNCH lọt vào tay giặc cộng, hàng triệu người Việt đã liều mình bỏ nước ra đi bằng những con tàu mong manh, hàng triệu người không bao giờ nhìn thấy bến bờ tự do, thân xác chìm trong đại dương. Tuy nhiên hàng triệu người sống sót, được định cư ngay tại những nước có bọn khuynh tả, họ nói về sự tàn bạo của Việt cộng, cho nên những kẻ khuynh tả, phản chiến bị mất mục tiêu và chính nghĩa, truyền thông khuynh tả bị giảm uy tín khoản 30% nhưng vẫn còn hái ra tiền và tiếp tục hành nghề.
Sự thật đánh lùi dối trá, càng ngày truyền thông khuynh tả mất sự tin tưởng của thế giới và chính các nước Tây phương. Bức tường Bá Linh sụp đổ, toàn khối công đảng Đông Âu và cả cái nôi cộng sản quốc tế Liên Xô cũng thay đổi, bỏ tà thuyết cộng sản. Những chuyện tàn ác về" thần tượng" của bọn phản chiến quốc tế đã bị phanh phui, những kẻ nầy lui dần và thay đổi cách" khuynh tả" bằng bảo vệ môi sinh, đồng tính luyến ái…nhưng chưa hề có lời hối hận, chúng vì tự ái cá nhân nên phớt lờ, mặc dù bộ mặt phản chiến thân cộng khó dấu với dân chúng và nạn nhân cộng sản.
Truyền thông chính mạch Tây Phương đã bị một số đồng nghiệp khuynh tả lái sang tuyên truyền, làm mang tiếng và hệ lụy tới uy tín lâu dài. Vẫn lề thói cũ, truyền thông khuynh tả tin là họ dùng phương tiện để tuyên truyền, lừa bịp dư luận và dắt mọi người" đi theo tấm bản chỉ đường" của một số kẻ có phương tiện trong tay. Những ký giả trở thành DƯ LẬN trắng trợn và họ đã thất bại qua những cuộc thăm dò dư luận" theo định hướng bịp bợm" ở Anh, vụ Brexit làm bẻ mặt cả lũ.
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 là" truyền thông khuynh tả tru trận", những cơ quan truyền thông lớn như CNN đã mở hết công xuất vận động cho bà Hillary, là" đồng chí" khuynh tả" trong cuộc chiến Việt Nam. Thủ đoạn bẩn là moi móc, vu khống, dựng đứng chuyện để tấn công đối thủ là ứng cử viên Donald Trump. Song hành chiến dịch đưa bà Hillary Clinton làm tổng thống là những bài bình luận thiên vị, che dấu tội của bà Hillary, dùng hầu hết các cuộc thăm dò dư luận giả, nên ai cũng tưởng là bà Hillary cầm chắc chiếc ghế tổng thống. Truyền thông khuynh tả gốc Việt như tờ Người Vẹm, Vẹm Báo, đài" sinh bắc tử nam…một số tay như Tú Gàn, Hạnh Dương, thầy bói dỏm Trần Dần, Huyền Linh Tử…cùng nhau thổi ống đu đủ tôn bà Hillary và dùng cả" siêu quyền Xạo" mơ mờ ảo ảo như bóng ma để nói chắc là bà Hillary được" cõi siêu quyền" chọn làm tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, mưu sự tại truyền thông, thành sự tại dân, cho nên kết quả ngược lại,ông Donald Trump đại thắng với 304 cử tri đoàn, bà Hillary chỉ có 227, là cái tát làm té quỵ truyền thông khuynh tả. Như côn trùng bị thuốc xịt mạnh, một số cơ quan truyền thông khuynh tả như CNN tấn công ông Donald Trump từ lúc đắc cử cho tới ngày nay. Chúng đánh phá, xuyên tạc hầu hết chính sách của tân tổng thống, quyết liệt là cấm cửa 7 nước Hôi giáo có nguy cơ khủng bố cao, những nước khác như Nam Dương, Pakistan, Thổ Nhỉ Kỳ, Mã Lai, Brunei…không cấm. Tức là tổng thống Donald Trump ngăn chận khủng bố từ gốc.
Lou Dobbs
Truyền thông khuynh tả chụp mũ là chống Hồi giáo, nhưng tổng thống Trump khẳng định là chỉ chống khủng bố. Mặc dù bị tấn công, nhưng đa số dân Mỹ ủng hộ lịnh cấm cửa 7 nước Hồi giáo của Donald Trump (57% ủng hộ, 33% chống và phần còn lại không có ý kiến). Tức giận vì tuyên truyền thất bại, truyền thông khuynh tả không thể đưa bà Hillary làm tổng thống, cũng không thể che dấu sự thật, cho nên họ áp dụng lối khủng bố nhân viên nào nói thật như ông Lou Dobbs tường trình sự thật về tình trạng dân số, di dân lậu, tệ trạng xã hội ở tiểu bang California trên tờ the Los Angeles Times, đã bị CNN đuổi việc, chuyện nầy đã được phổ biến rộng rải và CNN càng lộ mặt là hang ổ dối trá tại nước Mỹ.
Ngoài ra bà cựu xử lý thường vụ bộ Tư Pháp Sally Yates, là người của đảng Dân Chủ, trong thời gian chờ ông tân bộ trưởng Jeff Session nhậm chức, mới hôm qua bà đã cực lực chống lịnh cấm cửa của tổng thống Donald Trump, và đã bị tổng thống cách chức
Truyền thông khuynh tả" xanh vỏ đỏ lòng" gốc Việt như tờ Người Vẹm, Vẹm Báo, đài Sinh Bắc Tử Nam…mất dần tín nhiệm vì chúng phao tin thất thiệt như Hạnh Dương lếu láo" siêu quyền xạo" và mới đây tờ Vẹm Báo ca tụng Donald Trump (phần trên) khi chỉ số Dow Jones đạt con số trên 20,000, nhưng phần dưới cho là" nhờ thành quả của tổng thống Obama để lại, thật là mâu thuẫn và khôi hài, viết lộn xộn và cà chớn như Vẹm:
Được mùa do bởi thiên tài đảng ta.
Ai cũng biết Obama để lại thành quả 23 ngàn tỷ Mỹ kim nợ, du hý tốn ngân quỹ hơn 100 triệu, thất thoát cả ngàn tỷ công quỹ…và một nước Mỹ rả rời…Nhưng tờ Vẹm Báo dấu như mèo dấu cứt. Người Mỹ tẩy chay các cơ quan truyền thông khuynh tả, nay chúng phải trả quả do tuyên truyền HAI BƯNG từ thời chiến tranh Việt Nam. Người Việt có những cơ quan truyền thông uy tín như BBC (Anh), VOA, RFA, SBS (Úc)….tuy nhiên đám" tu hú" lọt vô, làm mất dần uy tín, đó là sách lược vừa dùng những cái loa nầy tuyên truyền cho Vẹm" hòa hợp hòa giải theo định hướng xã hội chủ nghĩa" và nếu thất bại, thì những cơ quan truyền thông nầy bị mất uy tín. Cho nên lũ tu hú nằm trong các cơ quan nầy chính là những tên" đặc công tuyên truyền" cần phải vạch mặt và yêu cầu chính phủ Mỹ với tân tổng thống Donald Trump hãy duyệt xét lại ngân sách và nhân sự nào đã làm công tác tốt cho Vẹm từ lâu nay./.
Ngày 01.02.2017

Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, lượng người ủng hộ còn lớn hơn lượng người phản đối. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, có 49% người Mỹ trưởng thành ủng hộ “mạnh mẽ” hoặc “ở một mức độ nào đó” sắc lệnh của ông Trump, 41% người phản đối và 10% trả lời “không biết”.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy, có 31% người Mỹ được khảo sát cho biết họ cảm thấy “an toàn hơn” nhờ lệnh cấm mà ông Trump đưa ra và có 26% nói rằng cảm thấy “kém an toàn” với sắc lệnh của người đứng đầu Nhà Trắng.
Cũng nên nhắc lại là sắc lệnh của ông Trump ban hành cấm người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 120 ngày, nhưng có hiệu lực vô thời hạn đối với người tị nạn Syria. Ngoài ra, lệnh cấm cũng áp dụng đối với công dân 7 nước Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen.
Thực tế hiện nay cho thấy Mỹ đang bất lợi trước cả công luận và dư luận về lệnh cấm của Tổng thống Trump, vậy đâu là cơ sở khiến người dân Mỹ ủng hộ sắc lệnh này?
Có thể yên tâm hơn về một vụ 11.9 kinh hoàng không thể lặp lại
Sự kiện kinh hoàng xảy ra cách đây hơn 15 năm khi nước Mỹ bị khủng bố tấn công vào ngày 11.9.2001 chưa thể nhạt nhoà trong ký ức của người dân Mỹ và luôn là lời cảnh báo với giới lãnh đạo về sự an toàn cho nước Mỹ.
Sự kiện đó diễn ra sau khi Tổng thống George W.Bush lên nắm quyền chưa tròn 8 tháng, luôn là lời nhắc nhở cho những thế hệ lãnh đạo nước Mỹ thời hậu Bush.
Với cựu Tổng thống Obama, ông chọn làm giảm nguy cơ cho an ninh của nước Mỹ bằng cách rút quân Mỹ khỏi Iraq – kết quả một nước đi bị cho là sai lầm của Tổng thống George W.Bush khi mục đích chỉ nhằm lật đổ một nhà nước có chủ quyền vì là cái gai trong mắt Mỹ. Tuy nhiên, ông Obama đã không chuẩn xác trong việc triệt thoái quân đội Mỹ khỏi Iraq.
Bởi lẽ chỉ một thời gian ngắn sau khi quân đội Mỹ rời khỏi Iraq thì tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã hiện nguyên hình. Mặc dù IS hình thành được nhận diện bởi sai lầm của ông Bush khi lật đổ chế độ của Saddam Hussein, nhưng IS không thể nhanh chóng lớn mạnh như vậy nếu Mỹ không sớm vắng bóng tại Iraq.
Từ khi IS thành hình và tác oai tác quái thì an ninh của nước Mỹ cũng bị thách thức và nguy hiểm hơn. Mặc dù không xảy ra một vụ như vụ 11.9 trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, song nguy cơ bị tấn công luôn đe dọa nước Mỹ. Những vụ khủng bố liên tục xảy ra trên đất Mỹ trước sự bất lực của cả an ninh và tình báo Mỹ.
Đây là lời cảnh báo cho ông Trump, do đó người đứng đầu Nhà Trắng quyết tìm cách ngăn chặn nguy cơ lặp lại một vụ tương tự như vụ 11.9 trong lịch sử nước Mỹ. Việc ban hành lệnh cấm nhập cảnh một cách dứt khoát được cho là biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn nguy cơ đó với nước Mỹ trong bối cảnh hiện nay.
Có thể nước Mỹ sẽ bất ổn ngay sau lệnh cấm được ban hành, song chắc chắn nước Mỹ an toàn hơn nhờ tác dụng của lệnh cấm. Bởi ông Trump đã có thể ngăn chặn nhiều kẻ thù ngay từ ngoài biên giới nước Mỹ, còn những kẻ thù ở trong nước Mỹ thì phải xuất đầu lộ diện sau lệnh cấm của ông.
Có thể tin tưởng chủ nghĩa khủng bố sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo cho nước Mỹ an toàn hơn?
Cá nhân người viết cho rằng, khi IS ra đời cũng chính là lúc chủ nghĩa khủng bố thành hình với đầy đủ chủ thuyết và lực lượng. Khi khủng bố chỉ là những nhóm nhỏ riêng rẽ, tiến hành các vụ tấn công đơn lẻ thì điều kiện tiên quyết cho chúng có thể thực hiện các hành động vô luân là phải có cơ hội và vũ khí, điều đó khiến việc tấn công tiêu diệt những kẻ khủng bố khả quan hơn.
Tuy nhiên, khi IS ra đời và chủ nghĩa khủng bố quốc tế chính thức thành hình thì điều kiện cho các cuộc tấn công khủng bố chỉ cần sự thấm nhuần chủ thuyết – thấm nhuần tư tưởng cực đoan cổ vũ sử dụng bạo lực để giải quyết bất công trong xã hội. Điều đó khiến cho lực lượng khủng bố đã như những con virus có thể phá vỡ mọi cấu trúc xã hội.
Do vậy, từ khi IS ra đời, các cuộc tấn công khủng bố kiểu “con sói đơn độc” đã trở nên phổ biến và khó lường hơn rất nhiều. Thực tế đó khiến việc xóa sổ IS, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố được xem là không thể, nếu không có biện pháp hữu hiệu làm thay đổi, qua đó gia cố lại các cấu trúc xã hội, các kết nối cộng đồng và các liên kết quốc tế, bởi đây là những yếu tố giúp khủng bố tồn tại và phát triển.
Có thể nhận diện đó là mục đích và hiệu ứng của lệnh cấm nhập cảnh mà ông Trump vừa ký ban hành. Việc đối tượng điều chỉnh là công dân 7 quốc gia có nhiều người Hồi giáo chỉ xuất phát từ sự trùng hợp ngẫu nhiên, đó là hầu hết các cuộc tấn công khủng bố được thực hiện bởi người Hồi giáo nhiều hơn người của các tôn giáo khác.
Do vậy, "đây không phải là thử nghiệm tôn giáo và không phải là lệnh cấm người của bất kỳ tôn giáo nào", như lời khẳng định của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan, theo tường thuật của The New York Times ngày 29.1.2017.
Theo giới phân tích thì điều khiến IS có thể lẩn như trạch, tránh được hỏa lực của liên minh chống khủng bố do Mỹ cầm đầu cũng như của mặt trận chống khủng bố do Nga cầm trịch, là bởi vòng vây quanh chúng có quá nhiều lỗ hổng.
Lỗ hổng do sự liên kết giữa các lực lượng chống khủng bố quá lỏng lẻo, thậm chí có hành động trái ngược nhau khiến cho IS có cơ hội sống và có đất sống. Chỉ qua việc IS bị Mỹ đánh đuổi từ Mosul, Iraq chạy sang Palmyra, Syria và tấn công lại Nga là có thể thấy IS không thể bị tiêu diệt.
Một thực tế nữa khiến cho chủ nghĩa khủng bố không thể bị tiêu diệt là khoảng trống trong các cấu trúc xã hội. Lực lượng an ninh, tình báo tấn công khủng bố, nhưng có nhiều rào cản pháp lý đã khiến cho lỗ hổng trong các cấu trúc xã hội không thể bịt kín, giúp lực lượng khủng bố thoải mái tồn tại và mặc sức hoành hành.
Không những vậy, sự mâu thuẫn quốc tế còn khiến cho lực lượng khủng bố, trong nhiều trường hợp, được sử dụng như những con bài chính trị.
Như vậy, để tiêu diệt IS và chiến thắng chủ nghĩa khủng bố quốc tế thì phải làm sao khiến chúng không còn chỗ ẩn náu. Việc Nga – Mỹ liên minh trong cuộc chiến chống khủng bố đã được Tổng thống Trump và Tổng thống Putin cam kết ngay trong cuộc điện đàm đầu tiên dưới triều đại Trump.
Như vậy, còn hai lỗ hổng là các cấu trúc xã hội và mâu thuẫn quốc tế vẫn có thể là nơi ẩn nấp của lực lượng khủng bố. Và việc ban hành lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump được xem là nhằm bịt hai lỗ hổng này.
Cứ hình dung để bắt được một kẻ cướp đang lẩn trốn nhanh nhất chính là việc làm sao cho hắn không còn nơi ẩn nấp. Một sắc lệnh của nhà cầm quyền yêu cầu không ai được chứa chấp, che giấu tội phạm, nếu vi phạm sẽ bị kết tội đồng loã, thì lúc đó việc bắt kẻ cướp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, dù lúc đầu có người băn khoăn phản đối lệnh của nhà cầm quyền.
Tác hiệu lệnh cấm nhập cảnh của Trump cũng tương tự như vậy và đây mới là cơ hội có thể xóa sổ IS và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Sự quyết liệt của lệnh cấm sẽ gây xáo trộn nhưng trật tự sẽ được vãn hồi, nguy cơ bất ổn cho an ninh đất nước không kéo dài như biện pháp mang tính nhân văn kiểu của cựu Tổng thống Obama.
Do đó, Tổng thống Trump yêu cầu quân đội Mỹ trong 30 ngày phải hoàn tất kế hoạch tiêu diệt IS là có cơ sở và cuộc chiến tiêu diệt những kẻ khát máu chỉ có thể thành công bắt đầu bằng việc ban hành lệnh cấm nhập cảnh để chúng không còn nơi ẩn nấp.
Có thể nhận diện đây chính là cơ sở khiến cho người dân Mỹ tin rằng nước Mỹ sẽ an toàn hơn nếu sắc lệnh di trú được thực thi quyết liệt tại xứ cờ hoa.
VietBF © sưu tầm
---

Nhà cầm quyền Đức khám phá ra kho súng ở trong các đền thờ Hồi Giáo ở phía bắc Rhine-Westplalia ở Đức.
0 comments:
Post a Comment