Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Monday 31 October 2016
Home »
Dân Muốn Biết
» Dân Muốn Biết : Nỗi khổ phụ nữ thế giớ bị tình dục
Dân Muốn Biết : Nỗi khổ phụ nữ thế giớ bị tình dục
Monday, October 31, 2016
No comments
Tình dục, danh dự, và tống tiền trong thế giới mạng
Một cuộc điều tra của BBC đã cho
thấy hàng ngàn phụ nữ trong những xã hội bảo thủ ở Bắc Châu Phi, Trung
Đông và Nam Á bị làm nhục bằng ảnh riêng tư và ảnh nóng. Tác giả Daniel
Silas Adamson nhận thấy điện thoại thông minh và mạng xã hội đang đối
đầu với quan niệm truyền thống về danh dự và nhân phẩm.
Vào
năm 2009, một cô gái 18 tuổi người Ai Cập, Ghadeer Ahmed, gửi một đoạn
video clip vào di động của bạn trai. Đoạn video cho thấy Ghadeer đang
nhảy tại nhà của một người bạn gái. Không có gì quá mức trong đoạn clip,
ngoài việc cô ấy đang mặc một chiếc váy gợi cảm và nhảy rất thoải mái.
3
năm sau đó, người bạn trai đăng đoạn video lên YouTube để trả thù vì
mối quan hệ của họ đã kết thúc. Ghadeer hoảng sợ. Cô gái biết toàn bộ
mọi chuyện - nhảy nhót, chiếc váy, bạn trai- sẽ không được ba mẹ, hàng
xóm và xã hội của cô, nơi mà phụ nữ buộc phải che giấu đi thân thể của
họ và cư xử ngoan hiền, chấp thuận
Nhưng trong những năm
kể từ khi cô gửi đoạn video, Ghadeer cũng đã gia nhập vào cuộc cách mạng
của người Ai Cập, cởi bỏ đi khan che mặt, và bắt đầu lên tiếng về quyền
của phụ nữ. Bị tổn thương vì một ngươi đàn ông có ý định công khai làm
nhục cô, cô đã có những hành động pháp lý. Mặc dù đã thành công làm cho
anh ta bị kết án tội phỉ báng, đoạn video vẫn tồn tại trên YouTube, và
Ghadeer bị tấn công trên mạng xã hội bởi những kẻ cố tình hủy hoại danh
tiếng của cô bằng cách đăng những đường dẫn vào đoạn clip trên
Năm
2014, chán nản vì bị bắt nạt and mệt mỏi vì lo lắng người ta có thể tìm
thấy đoạn clip đó, Ghadeer đã có một quyết định dũng cảm: cô đăng đoạn
video trên trang Facebook của chính cô. Trong một bình luận, cô nói đã
đến lúc nên dừng việc lấy thân thể của phụ nữ ra để móc nhiếc họ và làm
cho họ phải chịu đựng trong im lặng. "Cứ xem đoạn clip đi", cô nói. "Tôi
nhảy đẹp. Tôi chẳng có lý do gì để thấy xấu hổ cả.
Dùng ảnh nhạy cảm để trả thù là một vấn nạn có ở mỗi
quốc gia trên thế giới, tuy nhiên sức mạnh đe dọa của ảnh nhạy cảm xuất
phát từ khả năng làm nhục phụ nữ. Và trong một số cộng đồng xã hội,
danh dự nhân phẩm được xem trọng hơn hết thảy.
"Văn hóa ở
phương Tây hoàn toàn khác biệt", Inam al-Asha, một nhà tâm lý học và là
một nhà hoạt động nữ quyền ở Amman, Jordan. "Một bức ảnh khỏa thân có
thể chỉ làm bẽ mặt một cô gái, nhưng trong xã hội của chúng tôi, một bức
ảnh khỏa thân có thể dẫn đến cái chết. Và thậm chí nếu cô ấy vẫn tồn
tại, cuộc sống xã hội của cô ấy cũng kết thúc. Mọi người không giao lưu
cùng cô ấy dẫn đến việc cô ấy bị tẩy chay và cô lập."
Hầu
hết các trường hợp của việc lạm dụng này không được báo cáo bởi vì những
thế lực đã làm cho phụ nữ dễ bị tổn thương cũng sẽ bắt họ giữ im lặng.
Tuy nhiên luật sư, cảnh sát và các nhà hoạt động trong hơn một chục nước
đã báo với BBC rằng sự xuất hiện của điện thoại thông minh và phương
tiện truyền thông xã hội đã gây ra một đại dịch ẩn của việc tống tiền
trực tuyến và bôi xấu người khác.
Zahra Sharabati, một luật sư người Jordan, đã nói
với BBC rằng trong hai hoặc ba năm qua cô đã xử lý ít nhất 50 trường hợp
liên quan đến việc sử dụng các hình ảnh kỹ thuật số hoặc phương tiện
truyền thông xã hội để đe dọa hoặc làm nhục phụ nữ. "Nhưng trên cả nước
Jordan," cô nói, "Tôi nghĩ rằng con số này còn cao hơn nhiều. Không ít
hơn 1.000 trường hợp liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội. Có
đến hơn một cô gái, theo tôi nhớ, đã bị giết chết như là kết quả của
việc này."
Louay Zreiqat, một sĩ quan cảnh sát ở Bờ Tây,
nói rằng năm ngoái các đơn vị cảnh sát tội phạm mạng ở Palestine đã xử
lý 502 vụ, trong đó nhiều vụ liên quan đến hình ảnh riêng tư của phụ nữ.
Đồng hương của ông Kamal Mahmoud, người điều hành một trang web chống
tống tiền, nói rằng ông nhận được hơn 1.000 yêu cầu để được giúp đỡ mỗi
năm từ phụ nữ trong khắp thế giới Ả Rập.
"Đôi khi
các bức ảnh không hề gợi dục... một bức ảnh của một cô gái không mang
khăn trùm đầu cũng có thể gây tai tiếng. Một người đàn ông có thể sử
dụng hình ảnh này để gây áp lực cho các cô gái để họ gửi thêm hình ảnh
chi tiết," ông nói.
"Các nước vùng Vịnh đang phải đối mặt
với việc tống tiền trên một quy mô rất lớn, đặc biệt là trẻ em gái ở Ả
Rập Saudi, Kuwait, Qatar, và Bahrain. Một số cô gái nói với chúng tôi,
'Nếu những hình ảnh được công bố, tôi sẽ gặp nguy hiểm thực sự.'"
Tại
Ả Rập Saudi, vấn đề nghiêm trọng đến nỗi cảnh sát tôn giáo đã thiết lập
một đơn vị đặc biệt để theo đuổi những kẻ tống tiền và để giúp những
người phụ nữ đang bị đe dọa. Trong năm 2014, người sau đó đã trở thành
người đứng đầu cảnh sát tôn giáo, Tiến sĩ Abdul Latif al-Sheikh, nói với
một tờ báo Ả Rập, "Chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc gọi mỗi ngày từ
những người phụ nữ đang bị tống tiền."
Ở phía đông, Pavan Duggal, một luật sư Tòa án tối
cao của Ấn Độ, đã nói về các trường hợp liên quan đến hình ảnh kỹ thuật
số của phụ nữ. "Phỏng đoán của tôi là có thể chúng ta đang nhìn thấy
hàng ngàn trường hợp như vậy [ở Ấn Độ] hàng ngày," ông nói.
Còn
ở Pakistan, Nighat Dad, người đứng đầu tổ chức NGO, tổ chức sáng lập ra
để làm cho thế giới trực tuyến an toàn hơn cho phụ nữ, cho biết "hai
hoặc ba cô gái hoặc phụ nữ mỗi ngày" - khoảng 900 mỗi năm - liên hệ với
tổ chức của bà bởi vì họ đang bị đe dọa.
"Khi phụ nữ đang ở
trong một mối quan hệ, họ chia sẻ hình ảnh hoặc video của họ," bà nói.
"Và nếu mối quan hệ kết thúc không êm đep, bên kia lợi dụng các dữ liệu
và tống tiền họ- không chỉ để mối quan hệ tồn tại, mà còn để làm những
chuyện quái dị khác."
Tuy nhiên còn hơn cả tống tiền.
Nighat Dad cũng bắt đầu thấy một liên kết đáng lo ngại giữa điện thoại
thông minh và bạo lực tình dục.
"Bắt đầu từ những hình ảnh thân mật, nhưng bây giờ nó lại có một kết nối rất nghiêm trọng với hiếp dâm," bà nói.
"Trước
khi có công nghệ, thủ phạm hãm hiếp họ mà không biết làm thế nào để bịt
miệng người phụ nữ ... Bây giờ công nghệ mang lại một khía cạnh khác
với việc hãm hiếp, đó là để bịt miệng phụ nữ bằng cách quay một video và
sau đó đe dọa rằng nếu họ nói ra video sẽ được chia sẻ trực tuyến."
Hậu quả của việc công bố hình ảnh càng hủy hoại bao nhiêu, sức ảnh hưởng của tên hãm hiếp lên nạn nhân càng lớn bấy nhiêu.
Một
người phụ nữ trẻ từ nông thôn Tunisia nói với BBC câu chuyện của cô từ
một nhà tù nữ trên bờ biển phía bắc của đất nước. Sự việc bắt đầu khi cô
bị tấn công tình dục và chụp ảnh khỏa thân bởi một người bạn của cha
cô. Những hình ảnh đã khiến cô phụ thuộc vào kẻ lạm dụng cô, người bạo
lực tình dục cô hàng tháng , đồng thời cũng tống tiền cô. Amal không
chịu nổi nữa khi người đàn ông đe dọa hiếp dâm em gái của cô. Cô mời hắn
đến nhà cô và giết chết hắn với một dao chặt thịt. Cô hiện đang thụ án
tù 25 năm.
Một người phụ nữ trẻ khác, nạn nhân 16
tuổi của một vụ hiếp dâm tập thể ở Morocco, đã tự hỏa thiêu vào tháng
Bảy năm nay, sau khi những kẻ hãm hiếp cô đe dọa sẽ chia sẻ hình ảnh của
vụ hiếp dâm lên mạng. Tám bị cáo đã đe dọa để gia đình của cô gái thôi
các cáo buộc chống lại họ, nhưng thay vào đó đã khiến cô gái tự tử. Cô
bị bỏng cấp độ ba và chết trong bệnh viện.
Tuy nhiên, ở Ấn
Độ và Pakistan, dường như việc sử dụng điện thoại di động để ghi lại các
cuộc tấn công tình dục là phổ biến nhất.
Vào tháng Tám năm
2016, tờ Times của Ấn Độ cho thấy hàng trăm - có lẽ hàng ngàn - các
video clip của các vụ hiếp dâm đã được bán trong các cửa hàng trên khắp
các bang phía bắc của bang Uttar Pradesh mỗi ngày. Một chủ cửa hàng ở
Agra nói với báo giới: "Băng khiêu dâm đã lỗi thời, những vụ người thật
việc thật mới đang là trào lưu."
Một người khác, cũng theo
báo cáo trên, đã tình cờ nghe được một số khách hàng nói rằng họ thậm
chí có thể có quen biết cô gái trong video "mới nhất, nóng nhất".
Trong
một ví dụ điều tra của BBC, một nhân viên y tế 40 tuổi đã tự sát sau
khi đoạn video cô bị một băng nhóm hãm hiếp đã lưu hành tại ngôi làng
của cô qua WhatsApp. Người phụ nữ kêu gọi già làng giúp đỡ nhưng theo
một đồng nghiệp, cô không chỉ không nhận được sự hỗ trợ nào mà còn bị
bôi nhọ và đổ lỗi.
Tuy nhiên sức mạnh của những hình ảnh này trong các xã hội bảo thủ có thể chia ra làm hai mặt
Một
số phụ nữ đã hiểu rằng nếu như chúng có thể được sử dụng làm vũ khí để
làm nhục phụ nữ, thì chúng cũng có thể được sử dụng làm vũ khí để tấn
công hoặc thách thức văn hóa cổ hủ lạc hâu
Khi Ghadeer
Ahmed đăng video nhảy nhót lên Facebook, cô không chỉ phá đi những người
đang tìm cách làm nhục cô, mà còn xóa bỏ định kiến video clip đó là nỗi
nguồn của sự xấu hổ.
Năm
2011, một phụ nữ trẻ đến từ Bắc Phi, Amina Sboui, thậm chí còn đi xa
hơn: cô đăng một bức ảnh ngực trần của mình trên Facebook. Trên khắp
thân thể của mình, cô đã viết, "Cơ thể của tôi thuộc về tôi - nó không
phải là nguồn gốc danh dự của bất kỳ ai." Những bức ảnh đã bắt đầu cho
một cơn bão lửa gây tranh cãi ở Tunisia.
Gần đây nhất,
Qandeel Baloch, người đến từ một ngôi làng ở vùng Punjab của Pakistan,
sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để được nổi tiếng bằng cách gửi
ảnh tự chụp khiêu khích lên mạng. Được biết đến như Kim Kardashian của
Pakistan, cô thách thức các chuẩn mực xã hội Pakistan bằng cách chấp
nhận văn hóa đồi trụy internet - cho đến khi cô bị bóp cổ bởi chính anh
trai của mình tháng Bảy năm nay vì đã mang lại sự xấu hổ cho gia đình.
Sức
mạnh của điện thoại thông minh và mạng xã hội đã khiến cho các nhà chức
trách ở Ả Rập Saudi phải tích cực truy đuổi những người đàn ông lạm
dụng hình ảnh của phụ nữ, đồng thời chạy chiến dịch giáo dục các cô gái
trẻ về sự nguy hiểm của việc chia sẻ hình ảnh lên mạng. Ở một mức độ nào
đó, đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ phụ nữ Ả Rập, nhưng sự
phản ứng khẩn cấp cũng có thể phản ánh một sự thừa nhận rằng công nghệ
có sức mạnh thay đổi mô hình của hành vi và lối suy nghĩ - và nó đã mở
ra một mặt trận mới trong trận chiến về việc những gì phụ nữ có thể và
không thể làm với cơ thể của họ.
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment