Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 13 October 2016

Bài học sai lầm về kinh tế Anh hậu Brexit


kinh-te-anh-ra-sao-hau-brexit
Trước hết tôi phải làm một lời thú tội mea culpa. Khi vào tháng 6 trong cuộc trưng cầu dân ý về rút hay ở lại Liên Hiệp Châu Âu, tôi cũng tin rằng kinh tế Anh sẽ chạy chậm lại và những bất trắc sẽ đẩy nó rơi vào suy thoái.
Những người ủng hộ Brexit thì bác bỏ nói rằng đó chỉ là những de dọa vô căn cứ và những dữ liệu thống kê ban đầu cho thấy rằng họ có thể đúng. Các thống kê cho thấy cả hai khu vục công nghiệp và dịch vụ đều đi xuống trong tháng bảy ngay sau cuộc bỏ phiếu nhưng sau đó lại tăng trưởng trở lại vào tháng 8 và tháng 9.
Nhưng những chuyện xảy ra trong mấy tuần lễ vừa qua cho thấy rằng các nhà lãnh đạo chính trị Anh đã rút ra những kết luận sai lầm về kinh tế Anh. Đồng bảng Anh đã sụp đổ trở lại. Lý do trước mắt là vì những lời tuyên bố của các lãnh tụ Pháp và Đức nói rằng họ sẽ có một đường lối cứng rắn khi thương thuyết về Brexit. Nhưng lý do căn bản là vì chính phủ Anh đã không hiểu những hàm ý của tình trạng tương đối lạc quan của kinh tế Anh ngay sau kết quả cuộc bỏ phiếu.
Đồng bảng Anh xuống còn $1.24 hôm Thứ Sáu sau khi ở mức $1.30 vào tuần trước và tiếp tục xuống trong hai ngày thứ hai và thứ ba. Ngay cả nếu ta coi việc đồng bảng Anh suy sụp trong cái gọi là “flash crash” tại các thị trường Á Châu tối Thứ Năm như là một ngoại lệ bất thường – đồng bảng Anh mất giá 6% trong vòng mấy phút đồng hồ sau đó phục hồi lại – những ngoại lệ đó thường chỉ xảy ra khi thị trường ở trong tình trạng căng thẳng dữ dội.
Đồng bảng Anh đóng vai trò lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý của thị trường toàn cầu về ý nghĩa về những ảnh hưởng kinh tế mà Brexit cuối cùng sẽ tạo ra cho kinh tế Anh. Vậy thì sự sụt giá mới nhất của đồng bảng Anh biểu hiệu những gì? Xin nhắc lại là thị trường tài chánh Anh và kinh tế Anh đã mau chóng ổn định lại sau khi Brexit.
Cuộc đầu phiếu Brexit kích động một giai đoạn xáo trộn chính trị, đặc biệt là sau khi thủ tướng David Cameron từ chức, người ủng hộ việc Anh ở lại Liên Hiệp châu Âu, bà Theresa May chiến thắng trong cuộc đấu tranh trở thành vị thủ tướng thay thế, một điều mà thị trường và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng là một kết quả tương đối tốt.
Bà May, cựu bộ trưởng nội vụ, là người được coi là thực tế. Bà ủng hộ ở lại Liên Hiệp châu Âu. Và tuy rằng bà cam kết sẽ thực hiện quyết định rút ra khỏi Châu Âu (Brexit means Brexit) bà có vẻ là một lãnh tụ mà sẽ bảo đảm rằng một số những hậu quả tệ hại nhất của Brexit sẽ không xảy ra. Những nhà xuất cảng sẽ còn được tiếp cận thị trường Châu Âu và Luân Đôn còn giữ được vị thế thủ đô tài chánh của Châu Âu. Brexit, nhưng “soft Brexit.”
Trong khi đó, Ngân Hàng Anh Quốc đã có hành động tức thời để làm dịu những hậu quả tai hại của Brexit. Mặc dầu những áp lực lạm phát tạo ra bởi việc đồng bảng Anh mất giá, ngân hàng tìm cách cắt giảm việc mất công ăn việc làm và sản lượng kinh tế bằng cách cắt lãi suất và tung ra một chiến dịch gia tăng in tiền tệ lưu hành (quantitative easing) mới.
Tất cả những điều đó – hy vọng một “soft Brexit” và chính sách tiền tệ cởi mở đã giúp thị trường tài chánh ổn định và phục hồi cũng như giới hạn những thiệt hại cho nền kinh tế.
Thế nhưng trong vòng tuần vừa qua, bầu không khí đã thay đổi.
Chính phủ May đã đưa ra một loạt những dấu hiệu cho thấy họ sẽ có một lập trường cứng rắn trong việc thương thuyết với châu Âu về những điều kiện để Brexit. Tại đại hội của đảng Bảo Thủ, bà May cam kết sẽ bắt đầu tiến trình rút ra khỏi Châu Âu vào cuối tháng ba và tuyên bố rằng Anh Quốc sẽ đòi hỏi việc kiểm soát di dân và không chấp nhận các phán quyết của tòa án Châu Âu.
Điều này tức là lập ra một vị thế đối đầu giữa chính phủ Anh và các chính phủ chau Âu khác. Các nhà lãnh đạo Châu Âu chắc sẽ ngần ngại không muốn cho Anh tự do xâm nhập vào thị trường Châu Âu – điều chính phủ May muốn – mà không có việc tự do đi lại và sinh hoạt của các công dân châu Âu, một trong bốn nguyên tắc tự do căn bản của Liệp Hiệp Châu Âu.
Thậm tệ hơn nữa, chính phủ Anh đã cho dấu hiệu trong những ngày gần đây rằng họ càng ngày càng hướng nội và chống lại tất cả những ai không phải là người Anh.
Bộ trưởng nội vụ Amber Rudd tuyên bố tại đại hội đảng Bảo Thủ rằng các công ty tại Anh phải khai báo họ dùng bao nhiều nhân viên không phải dân Anh và nói rằng phải có một con số chính xác để làm xấu hổ các công ty thuê người ngoại quốc làm “những công việc mà người Anh phải làm.” Và nhật báo The Guardian đăng tải rằng trường đại học London School of Economics đã nhận được lệnh của chính phủ rằng những vị giáo sư nào của trường mà không phải là dân Anh không được cố vấn cho chính phủ về Brexit.
Như vậy là hy vọng rằng Brexit không có nghĩa rằng nước Anh sẽ cắt đứt khỏi Châu Âu và thế giới nay đã tan vỡ.
Và rồi sang đến chính sách tiền tệ. Cũng tại đại hội Đảng Bảo Thủ bà May đã tỏ ra hoài nghi về vai trò của Ngân Hàng Anh Quốc và những ngân hàng trung ương khác trong việc giữ ổn định nền kinh tế trong những năm gần đây nói rằng tuy rằng lãi suất thấp và gia tăng tiền tệ có giúp trong cuộc khủng hoảng tài chánh chúng ta “phải nhận thức rằng chúng có một số hậu quả phụ xấu.”
Tuy rằng ông Mark Carney, thống đốc ngân hàng Anh Quốc phủ nhận rằng có những chia rẽ đáng kể giữa ngân hàng và chính phủ. Nhưng đối với thị trường sự kiện này vẽ ra nguy cơ rằng chính phủ sẽ tìm cách giới hạn khả năng của ngân hàng trong việc đóng vai trò bảo vệ cho nền kinh tế chống lại suy thoái.
Cố nhiên là trước khi đi vào một cuộc thương thuyết khó khăn hai bên đều tìm cách khuếch đại lập trường của mình và những người có cảm tình với chính phủ Anh hiện tại nói rằng họ chỉ tìm cách tối ưu hóa khả năng đạt được một thỏa hiệp tốt cho Anh mà thôi.
Vần đề là khi công khai tuyên bố thái độ không dung nhượng của mình như vậy, chính quyền May có nguy cơ là tạo ra chính những thiệt hạ kinh tế mà những lời nói ôn hòa và chính sách tiền tệ cởi mở đã giúp tránh được trong mùa hè vừa qua. Và nó đã có tác dụng là những tuyên bố từ Âu Châu ngày càng cứng rắn hơn khiến “hard Brexit” ngày càng khó tránh.

 Lê Mạnh Hùng

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.