Dùng
tĩnh từ “thâm độc” để mô tả người Tầu, là việc không cần giải thích, vì
ngoài đời sống hằng ngày và trong sử sách cổ kim vốn có sẵn vô số sự
kiện giúp chứng minh người Tầu thật sự thâm độc.
Nhưng
nhận xét việc làm của một người Mỹ là thâm, lại cần được chứng minh, vì
người Mỹ cư xử tương đối thẳng thắn hơn người Tầu, không mấy người Mỹ
có kiên nhẫn trồng măng để ngồi chờ vài năm sau có tre làm gậy đánh
người chọc mình giận.
Người viết cần dẫn chứng, vì cái tựa của bài
báo này khẳng định điều ngược lại, cho là người Mỹ -ông Ash Carter, tổng
trưởng quốc phòng Huê Kỳ- thâm hơn, và cũng độc hơn đô đốc Tôn Kiến
Quốc, tổng tham mưu phó các lực lượng vũ trang Trung Cộng, và là trưởng
phái đoàn Trung Cộng tham dự hội luận thượng đỉnh An Ninh Á Châu
Shangri-La Dialogue lần thứ 15. Hai ông gặp nhau tại Singapore vào lúc 8
giờ tối ngày thứ Sáu mùng 3 tháng Sáu 2016 -giờ khai mạc hội nghị- mà
ông Carter tham dự với tư cách trưởng phái đoàn Hoa Kỳ.
Ông
Tôn đã hai lần làm trưởng đoàn Trung Cộng tại Hội Thoại Shangri-la,
thành tích này giúp ông nắm vững mọi vấn đề liên quan đến cuộc tranh
chấp Biển Đông; năm nay ngoài việc đọc diễn văn trình bầy quan điểm của
Trung Cộng, ông còn thảo luận song phương và đa phương với nhiều phái
đoàn khác, nhằm hóa giải những tranh chấp đang xẩy ra giữa Tầu và các
quốc gia ven Biển Đông.
Chính
phủ Tầu trưng bản đồ Tầu làm bằng cớ, và đưa ngư dân Tầu làm nhân chứng
để khẳng định từ khai thiên lập địa biển Nam Hải là vùng biển của Tầu
vì nằm về hướng Nam của Tầu, cũng như người Việt tin là Biển Đông là của
Việt Nam, trong lúc người Phi Luật Tân cãi biển Tây Phi là biển của họ;
mặc dù Nam Hải, Biển Đông, hay Tây Phi cũng chỉ là cùng một vùng biển.
Người
Mỹ cũng tự cho mình là người Thái Bình Dương vì dân Ca Li ngày nào cũng
tắm biển Thái Bình, và ăn nước mắm Phan Thiết; thương gia Mỹ còn sử
dụng hải lộ Biển Đông -con đường giúp họ hàng năm chuyên chở 5,500 tỉ Mỹ
kim hàng hóa đến và đi từ vùng Đông Nam Á.
Mặc dù không giỏi bằng
người Tầu, người Việt, và người Phi -vì không biết đặt tên Mỹ cho Biển
Đông- nhưng người Mỹ vẫn muốn phá vỡ chiến thuật
anti-access/area-denial, (ngăn cấm xâm nhập/tạo vùng biệt lập) viết tắt
là A2/AD mà Trung Cộng đang kiên nhẫn thực hiện bằng cách xây dựng một
hệ thống hải đảo chiến luỹ, trang bị bằng sân bay quân sự, hoả tiễn
chống chiến hạm, và hoả tiễn phòng không.
Cuộc
du hành của tổng thống Barack Obama đến Việt Nam và Nhật vừa rồi mang
tính chất đột kích chính trị, nhằm thực hiện một mục đích chiến lược rõ
rệt là phá vỡ chiến thuật A2AD của Trung Cộng; phá bằng cách võ trang
csVN để họ có khả năng quân sự bảo vệ lãnh hải và ngư dân.
Đồng ý với
Obama, người Hà Nội, người Xè Gòn đổ ra đứng chặt đường để bảo ông ta,
“Ai Lợp Dù”, nhưng họ chỉ là công dân hạng nhì trên răng, dưới thằng bé,
trần trụi không có súng, mà cũng không có phiếu, nên quan điểm của họ
bị coi rẻ như cá chết. Tướng chưa chết Nguyễn Chí Vịnh, con trai của
tướng chết Nguyễn Chí Thanh, tuyên bố giữa hội luận Shangri-la mời Trung
Cộng gửi chiến hạm vào hải cảng Việt Nam.
Nhưng
trong khung cảnh buổi Hội Luận quan trọng đó, bộ trưởng quốc phòng Hoa
Kỳ Ash Carter vẫn rành mạch tuyên bố là chính sách của Hoa Kỳ trên Biển
Đông (biển Hoa Nam) trong vài chục năm nữa vẫn là thái độ cam kết che
chở bằng sức mạnh -ý nói Mỹ sẽ dùng sức mạnh quân sự để bảo đảm công
bằng cho Á Châu.
Carter
cũng cảnh cáo Trung Cộng về thái độ khiêu khích của họ trên Biển Đông
-biến trọn vùng biển lớn đó thành một dải Vạn Lý Trường Thành dài trên
2,000 cây số tính từ đảo Hải Nam đổ xuống hướng Nam, để chiếm độc quyền
1.4 triệu dặm vuông mặt biển; tạo trở ngại ngư nghiệp, cướp sinh kế của
ngư dân, tạo kiểm soát hải hành cho thương thuyền qua lại, và tạo khả
năng giúp Trung Cộng khoá một hải lộ quan trọng đang mỗi năm chuyên chở
5,500 tỉ Mỹ kim hàng hóa đến và đi từ Đông Nam Á.
Ngôn
ngữ Carter sử dụng rõ rệt đến mức bốp chát nói lên thái độ của Hoa Kỳ
không chấp nhận việc Trung Cộng biến Biển Đông từ một vùng biển tự do,
sung mãn hải sản, và một hải lộ nhộn nhịp sinh hoạt, trở thành một cái
“ao nhà” của riêng Trung Cộng.
Một
địa danh được nêu lên -bãi cạn Scarborough Shoal- để cụ thể hóa đặc
tính vô lý trong ý đồ thôn tính của Trung Cộng; bãi cạn này chỉ cách Phi
Luật Tân 138 hải lý, và theo luật biển ấn định Vùng Đặc Quyền Kinh Tế
của mọi quốc gia là vùng biển 200 hải lý bao quanh quốc gia đó, thì
Scarborough Shoal phải là hải đảo của Phi. Nhưng Trung Cộng lại chiếm
bãi cạn này từ năm 2012, khẳng định Scarborough Shoal là của họ, và chỉ
giản dị bảo người Phi là lịch sử Trung Quốc viết như vậy, mặc dù
Scarborough Shoal nằm cách đảo Hải Nam đến 530 hải lý.
Đô
đốc John Richardson từng báo động là Trung Cộng sẽ thổi cát từ lòng
biển lên để tạo chiều cao và chiều dài cho bãi cạn Scarborough Shoal,
như họ đã làm trên nhiều hòn đảo khác trong Biển Đông, và Hoa Kỳ cũng đã
gửi nhiều chuyến bay thám thính vào vùng này, trong lúc Phi Luật Tân
đâm đơn kiện Trung Cộng trước tòa Hòa Giải Quốc Tế tại The Hague. Trung
Cộng tuyên bố họ sẽ không tôn trọng quyết định của tòa án đó.
Tư lệnh
quân khu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đô đốc Harry Harris, báo động nếu
có thêm một đường bay nữa tại bãi cạn Scarborough Shoal là Trung Cộng sẽ
có một hệ thống sân bay kéo dài từ đảo này sang đảo khác để kiểm soát
trọn vẹn Biển Đông.
Để mặc tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter
chỉ trích suốt tối thứ Sáu và sáng hôm sau, thứ Bẩy; chiều thứ Bẩy
4/6/2016, trưởng phái đoàn Trung Cộng, đô đốc Tôn Kiến Quốc, mới lên
tiếng trả lời.
“Trung
Quốc không gây rối, không make trouble,” ông Tôn phủ nhận, rồi thách
thức, “nhưng Trung Quốc cũng không sợ, không tránh né trouble. Trung
Quốc không để bất cứ kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền và nền an ninh của
mình, và cũng không ngồi yên để nước khác khuấy phá vùng biển Hải Nam.”
Trước
thái độ ngang ngược của đô đốc Tôn -nhân danh Trung Cộng- ra mặt đối
đầu với Hoa Kỳ, tổng trưởng Carter tuyên bố ông không còn gì thêm để nói
nữa. Không nói hôm đó, hôm nay ông gửi một hải lực hùng hậu gồm 2 hàng
không mẫu hạm và những chiến hạm tùy tùng vào Thái Bình Dương thao dượt.
Chưa
bao giờ Mỹ sử dụng một hải lực hùng hậu đến như vậy để chỉ thao dượt;
cuộc thao dượt lại còn có hải quân Nhật và Ấn tham dự.
Hôm
đầu tháng Sáu (4/6), tại Singapore ông Tôn Kiến Quốc nói hơn ông Carter
một tiếng, hôm nay, chưa hết tháng Sáu -22/6- ông Tôn đã phải tìm cách
nuốt vào những gì ông nói ra; trong đó có việc Trung Cộng sẽ không để
yên cho bất cứ nước nào chen lấn vào vùng biển họ đang tranh cướp.
Hậu
quả (hay thành quả) của cuộc thao dượt lớn lao này là sáng thứ Tư 22/6,
anh ngư phủ Phi Luật Tân Jonathan Almandrez đã đưa thuyền cá của anh
trở lại Bãi Cạn Scarborough Shoal, ngư trường sung mãn mà 4 tháng trước
anh bị cảnh sát biển Trung Cộng đuổi đi, để giành chỗ cho ngư phủ Trung
Quốc.
Và cũng hôm 22/6, tổng trưởng ngoại giao Nam Dương, bà Retno LP
Marsudi nói với truyền thông là Nam Dương không khiếu nại với Liên Hiệp
Quốc về việc tầu cá Trung Cộng vào đánh bắt bất hợp pháp trong hải phận
Nam Dương.
Trả
lời phóng viên tham dự họp báo, bà Marsudi nói, “Đoàn tầu cá của Tầu
gồm 12 chiếc; tầu tuần Nam Dương đuổi 11 chiếc đi, chỉ bắt một chiếc với
8 ngư phủ. Những ngư phủ này sẽ bị tòa án Nam Dương xét xử, họ chỉ đánh
cắp cá, chỉ phạm pháp luật Nam Dương, một việc không liên can gì đến
luật biển quốc tế.”
Hai
cư dân Biển Đông -anh Almandrez và bà Marsudi- xác nhận triết lý “miệng
kẻ sang, có gang, có thép”; họ đúng, vì không sang mà ông Carter dám
đốt bạc tỉ đưa 2 đoàn chiến hạm sang Thái Bình Dương hát xiệc, biểu diễn
võ thuật ngay trước chùa Thiếu Lâm tự, quê hương nguồn gốc của Võ Phái
Kim Dung.
Tuy
nhiên, một tỉ Mỹ kim là chuyện nhỏ, là giá rẻ, nếu đem so với cái giá 2
trillions (2,000 tỉ Mỹ kim) của cuộc chiến Iraq; ấy là chưa nói đến cái
giá zero lít máu, mà ông Carter tiết kiệm được…
Nguyễn đạt Thịnh
0 comments:
Post a Comment