Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday, 20 June 2016

NGẬM CHUYỆN XƯA NAY Của Tin Gọi Một Chút Nầy!



Tác giả ở quận Cam? Nguồn: DCVOnline tổng hợp.

Rằng: "Trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi."
(Nguyễn Du - Truyện Kiều câu 355-356)

Tổng Thống Barack Obama kết thúc bài diễn văn tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình trước hơn 2.000 trí thức, sinh viên, doanh nhân trẻ... trong chuyến thăm Việt Nam ngày 23 tháng 5 năm 2016: “Và tôi không thể nói hay hơn chính đại thi hào Nguyễn Du của các bạn đã nói: Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Với Việt Nam, TT Obama kết thúc bài diễn văn và cũng là thời điểm kết thúc hai nhiệm kỳ, tám năm làm tổng thống. Trước đó “Năm mươi năm cũng từ đây”, miền Nam Việt Nam quá tin vào những lời hứa hẹn mà TS Nguyễn Tiến Hưng đã đề cập qua hai cuốn sách “Khi Đồng Minh Nhảy Vào” với học thuyết Domino nhằm bảo vệ cửa ngõ Đông Nam Á rồi kết thúc “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”!
Bài diễn văn của TT Obama được nhiều người tán dương, trong đó có cụ ông đã trải qua vinh nhục, thăng trầm của đất nước:
“Viết thiệt hay, dí dỏm, có tính hài hước, nhưng đồng thởi cũng nhắc nhở cho toàn thể người Việt hải ngoại chúng ta một sự thiệt hết sức đau lòng: Người mà chúng ta tưởng là bạn và cứu tinh của chúng ta, thực ra  cũng lại một lần nữa lợi dụng chúng ta làm con ngáo ộp để hù doạ đối phương trong nhừng cuộc thương thảo với đối phương vốn là kẻ thù của những con người Việt yêu chuộng tự do chúng ta, tức bọn chính quyền CS Hà Nội, Việt gian bán nước, hiện đương khom mình làm ̣đày tớ và tay sai cho Tàu Cộng trong mưu đồ vô cùng ác độc là dùng mọi biện pháp gian manh, tàn bạo và ác độc nhất để tiêu diệt dần giống nòi Viết Nam chúng ta
Thực vậy, đối với Hoa Kỳ, cuộc công du của Obama là một thành công to lớn về chính sách đối ngoại cũng như thương mại của chính quyền Obama. Đối với Hà Nội, dĩ nhiên đây cũng là một thành công về mọi mặt và với cuộc công du của Obama, Hoa Kỳ đã tặng chính quyền CS Hà Nội những món quà to lớn mà trước đây dù có nằm mơ chúng cũng không bao giờ dám nghĩ tới .
Không biết khi nhìn thấy hằng mấy trăm ngàn dân Hà Nội và dân Sài Gòn hồ hởi đứng dọc 2 bên đường đón tiếp, TT Obama nghĩ gì về người Việt Nam. Theo tôi nghĩ ít nhất ông đã hiểu rõ họ mong ước những gi, và nhất là niềm hy vọng mà những con người VN yêu Công Lý, Tự Do và Dân Chủ  đặt nơi ông với một niềm tin mãnh liệt.
Vậy thì, thưa tổng thống, ông sẽ có thể làm được gì cho những người Việt thực sự yêu nước chúng tôi ngoài việc lấy lòng mấy ông Quang, ông Trọng, ông Phúc, ông Thanh… bằng những việc như bãi bỏ cấm vận, bán cho Viêt Nam CS đủ lọai vó khí sát thương, ký những hợp đồng trao đổi, mua bán vô cùng béo bở v.v. và v.v.
Có nhiều người đã chảy nước mắt khi nghe bài diễn văn chứa ̣đầy tình tự dân tộc Việt Nam của ông nhất là khi, để đi tới kết thúc bài diền văn "lịch sử kia" một cách vân chương và hàm xúc ông đã trích ra từ Truyện Kiều" của Nguyễn Du 2 vế thơ dưới đây:
Rằng trăm năm cũng từ ̣đây
Của tin gọi một chút này làm ghi
Thú thiệt chính tôi, đã ngoài 90 tuổi đời  mà rồi cũng không sao cầm được nước mắt.  Tuy nhiên tôi cũng không thể không thắc mắc là với bài diễn văn có ý nghĩa và đầy cảm xúc đó ông muốn nhắn nhủ những gì cụ thể và có ý gửi chính thức cho ai, hoặc nhóm hay phe phái nào trong s̀ố 100 triệu người Việt hiện đương sống rải rắc trên khắp các vùng trời?
Dẫu sao tôi cũng xin mượn 2 câu thơ của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều mà dường như tổng thống cũng đã thuộc làu để họa lại 2 vế thơ vừa kể trên:
Rằng hay thời thiệt là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.
Hỡi ôi, kiếp phận Việt Nam chúng tôi rồi sẽ trôi về đâu?
Chẳng lẽ chúng ta đã đi tới đưởng cùng?
Dân ta ơi, đừng chần trờ gì nữa, hãy mau mau cùng nhau nắm tay, muôn người như một, vùng lên để tự cứu lấy mình.
Dẫu sao, với biết bao kinh nghiệm vô cùng đau thương trong quá khứ và ngay cả trong hiện tại, chúng ta  không bao giờ có thể trông cậy vào ai... bất cứ ai. Tuyệt nhiên không!”
*
Nhà văn Phạm Tín Anh Ninh, Khóa 18 SQ Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Trung Đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 BB. Sau những năm trong lao tù CS, vượt biên và định cư tại Norway ghi nhận qua bài viết: Diễn Văn Của Ông Obama Đọc Tại Hà Nội – Một Bài Ca Hay Nhưng Lỗi Nhịp:
“Dư âm chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama, được báo chí gọi là “cơn sốt Obama”, mãi đến hôm nay vẫn còn âm ỉ trong lòng người dân Việt Nam và cả những đảng viên Cộng Sản. Với bài diễn văn lôi cuốn đọc trước hai ngàn người tại Hà Nội, và hầu hết dân chúng Việt Nam được nghe trên đài truyền hình, ông không chỉ được ái mộ như một nhà chính trị đa tài, mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc, làm rung động lòng người. Chuyện ăn bún chả ở một cái quán bình dân, cũng như chuyện dừng xe ở làng quê dưới cơn mưa, nói chuyện và bá vai chụp ảnh với mấy người dân lao động, mặc dù ai cũng nhận ra đó là những màn kịch, nhưng ông thực sự đã khuấy động được trái tim của hầu hết mọi người.
Khi vào Sài Gòn, qua cuộc tiếp xúc với những người trẻ, ông càng chứng tỏ sự hoạt bát, đa tài, bình dị và thân thiện. Rời khỏi Việt Nam, ông đã để lại cho người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hình ảnh của một người lãnh đạo lý tưởng, đáng yêu, đáng kính nhất. Từ ánh mắt, nụ cười, cái bắt tay, lời nói, nhất cử nhất động của ông dường như đều có chủ đích. Và ông đã thành công mỹ mãn.
Ông đến như một đợt sóng bất ngờ xua đi những bãi bờ hoang tàn, nhớp nhơ, cũ kỹ, như điệu nhạc huyền hoặc làm tan đi cái không khí nặng nề, u ám. Người ta đã mê ông, đã mê Mỹ như là biểu tượng của Tư Bản, của Tự Do Dân Chủ. Điều đặc biệt hơn là từ đây trong lòng người dân Việt Nam in đậm hình ảnh một nhà lãnh đạo thần tượng mà họ đã khao khát hơn 41 năm qua, từ khi chế độ Cộng Sản man rợ bao trùm trên cả nước.
Những kẻ lãnh đạo mà người dân đã bị áp đặt, không có quyền được chọn lựa, hầu hết là những người bất tài, thiếu đức, độc tài, hống hách, tham nhũng và bán nước. Họ xem những lãnh tụ bây giờ là đám tham quan tồi tệ nhất trong lịch sử dân tộc. Một đám sâu dân mọt nước.
Chỉ một ngày, sau khi ông Obama rời khỏi Việt Nam, một hình ảnh tương phản rất quái đản đã được phổ biến khắp nơi, trên mạng, facebook, cũng như trên một số báo chí trong nước. Một ông quan CS (cỡ nhỏ) từ trên xe “con” bước xuống lúc đường ngập nước, được hai đồng chí đàn em mang hai chiêc ghế đến để ông bước lên, sau đó ông quan bá cổ một tên đàn em khác để được cõng vào lề đường. Người dân vừa có một so sánh lý thú, làm đám cán bộ càng thêm nóng mặt!
Nhiều người Việt hải ngoại cũng hết lời ca ngợi ông Obama, đánh giá rất cao sự thể hiện và tác động của ông đối với mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam, trên nhiều lãnh vực: tư do, nhân quyền, biển Đông, và đặc biệt là phong cách lãnh đạo. Một số cho là chưa có nhân vật nào làm cho người dân Việt Nam mê Mỹ, thần tượng Mỹ như là TT Obama đã làm. (Mà mê Mỹ đồng nghĩa với mê Tự Do, Dân Chủ). Ông Obama đã “khuấy động” được trái tim của hầu hết người dân Việt Nam, kể cả những người CS. Đó là cuộc “diễn biến hòa binh” tiềm ẩn nhưng thành công nhất của một vị TT Hoa Kỳ. Một cơ hội bất ngờ để người dân trong nước bỏ phiếu giữa Tự Do và Cộng Sản.
Cũng có người bất bình, trách ông sao không đề cập đến chuyện cá chết, chuyện các nhà đấu tranh bị giam giữ, tù đày, chuyện trấn áp, đánh đập những người biểu tình ôn hòa. Nhưng cũng có người thông cảm cho vai trò “quốc khách” của ông, và nghĩ rằng chuyện dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, hay Hiệp ĐịnhTPP, có thể đều kèm theo những ràng buộc nào đó và có những cái giá phải trả. Đã chính trị là phải thủ đoạn, khó mà lường trước được kết quả hay hậu quả của người nhận. Cũng có thể đã có những phản đối, đòi hỏi, trao đổi đặc biệt khác, nhưng không được công khai vì sự tế nhị của ngoại giao. Hơn nữa là một Tổng Tống Mỹ, ông chỉ làm điều gì có lợi cho chính nước Mỹ. Như trong bài diễn văn, ông đã khẳng định là “Đất nước của các bạn nằm trong tay của các bạn, do chính các bạn định đoạt!”…
Riêng cá nhân tôi, khi theo dõi bài diễn văn được mọi người ca ngợi, tôi cũng ít nhiều cảm kích, cũng thầm ngợi khen cả bài diễn văn (tất nhiên không phải do ông viết) lẫn cách thể hiện của ông. Tôi thích thú khi nghe ông nói, sở dĩ có cuộc chiến đẫm máu trước kia là do nỗi sợ Cộng Sản, và ông bùi ngùi chia sẻ những hy sinh mất mát cho cả hai bên Mỹ-Việt.
Nhưng với tôi, bài diễn văn ấy vẫn chưa đủ, chưa làm cho cá nhân tôi thấy hấp dẫn và cảm phục. Tôi nhận ra một lỗ hổng, một món nợ khác mà người Mỹ, chính phủ Mỹ còn nợ dân chúng miền Nam Việt Nam trong vai trò một đồng minh, mà nhiều vị Tổng Thống Mỹ, đại diện, đã từng long trọng cam kết sẽ bảo vệ, ngay cả khi buộc Nam Việt Nam ký vào Hiệp Định Paris ngày 29.1.1973. Một bàn hiệp định bất công, tồi tệ mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã cực lực phản đối!
Là người Việt Nam, tôi luôn hiểu là đất nước tôi do người Việt Nam chúng tôi quyết định. Việc để mất miển Nam là do trách nhiệm của người miền Nam, đặc biệt là của chính phủ và quân đội Nam Việt Nam. Nhưng rõ ràng chính phủ Mỹ đã phản bội lời hứa, đã đồng lõa với kẻ thù để đẩy Nam Việt Nam vào bước đường cùng. Chính ông Graham Martin, vị đại sứ Mỹ cuối cùng tại Sài Gòn đã công nhận và nói trước Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ là “Chúng ta đã có lỗi với họ, đã phản bội họ. Phản bội Nam Việt Nam là vết ô nhục lớn nhất của lịch sử Hoa Kỳ.” Sau này, rất nhiều vị tướng lãnh, chính khách và nhà sử học Mỹ cũng nói lên những điều tương tự.
Hôm nay, Mỹ đã làm bạn với Việt Nam CS, Quốc Hội và Chính Phủ Mỹ đã dỡ bỏ rào cản cuối cùng để bắt tay với kẻ cựu thù, trở thành “đối tác toàn diện”, hay “đối tác chiến lược”. Trong bài diễn văn được ca ngợi là một tuyệt tác”văn hóa”, ông Obama kêu gọi “hãy quên quá khứ để hướng tới tương lai” khi trích dẫn cả lời trong bài hát của nhạc sĩ Văn Cao, tác giả bài quốc ca CS, “Từ đây người biết thương người, từ đây người biết yêu người” (mặc dù người nhạc sĩ này đã bị chính những đồng chí của ông cầm tù, hành hạ suốt gần cả một đời), và cả bài ca Nối Vòng Tay Lớn, mà chính tác giả phản chiến (và phản bội) Trịnh Công Sơn đã hát trên đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30.4.75, khi CS vừa cưỡng chiếm miền Nam.
Khi ông Obama được chính quyền CS đón tiếp trọng thị, được dân chúng Việt Nam ngợi ca như một thần tượng của Hòa Giải, của Tự Do, thì hơn 10.000 nấm mồ của những tử sĩ miền Nam VN vẫn bị hoang phế, phá hủy, trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (đã bị thay tên), và hàng vạn Thương Phế Binh VNCH đang sống khốn cùng ở trên chính quê hương mình. Cả tử sĩ và những người lính miền Nam VN tàn phế già nua ấy vẫn đang bị kẻ chiến thắng tìm mọi cách hành hạ, sỉ nhục. Và biết bao người dân miền Nam xưa giờ vẫn khốn khổ trên quê nhà. Họ đã mất gần như tất cả, nhà cửa, tiền bạc và cả tương lai con cháu bởi sự phân biệt đối xử. Ai sẽ chìa những bàn tay ra với họ, ai sẽ nói với họ “từ đây người biết yêu người?”
Cám ơn ông Obama đã thức tỉnh được đồng bào Việt Nam tôi trong nước, đã thổi vào trái tim họ một luồng sinh khí mới của Tự Do, nhưng ông vẫn còn nợ người dân miền Nam một lời xin lỗi. Và bài diễn văn của ông, được nhiều người ngợi ca, với tôi, tiếc thay đó là một bài ca hay nhưng lỗi nhịp!”
(Phạm Tín An Ninh)
*
Tháng Tư năm 1954, Tổng Thống Mỹ Dwight D. đã thực thi học thuyết Domino cho vùng Đông Dương của Pháp thất thủ trước sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản.
Tại Genève, TT Eisenhower đã tiến hành buổi họp báo lịch sử vào ngày 07/4/1954. Ông đã dành phần lớn thời gian của bài diễn văn để diễn giải về tầm quan trọng của Việt Nam đối với nước Mỹ. Đầu tiên là tầm quan trọng về kinh tế, ông khẳng định “giá trị của nguồn sản xuất về các nguyên vật liệu cần thiết cho thế giới” (như cao su, sợi đay và lưu huỳnh…). Ông cũng nhắc đến “viễn cảnh nhiều người phải sống dưới một chế độ độc tài, đe dọa đến thế giới tự do”.
TT Eisenhower nhấn mạnh, “Cần phải nhìn nhận một cách rộng hơn dựa trên nguyên tắc sụp đổ kiểu domino”… Kkhi có một chuỗi các quân bài domino được xếp sẵn, nếu đánh ngã quân cờ đầu tiên, hệ quả đối với quân cờ cuối cùng là không thể tránh khỏi, và quá trình này sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng”. Hệ quả domino sẽ dẫn đến sự tan rã của Đông Nam Á, “lần lượt là Đông Dương, Miến Điện, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Indonesia sẽ bị mất”. TT Eisenhower còn cho rằng, ngay cả Nhật Bản cũng sẽ bị đe dọa khi quốc gia này cần Đông Nam Á vì mục đích thương mại.
Tổng Thống John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson đều đã sử dụng học thuyết này để tạo tính chính danh cho những lời kêu gọi tăng cường trợ giúp kinh tế và quân sự cho chính quyền miền Nam Việt Nam, với đỉnh điểm là sự can dự trực tiếp của quân đội Mỹ vào năm 1965.
Thế nhưng! Các vị tổng thống kế tiếp thì học thuyết Domino ca bài “Gởi gió cho mây ngàn bay”!
Để hiểu rõ, trích bài viết của nhà báo Trong Đạt đề cập đến “Thuyết Domino Trong Chiến Tranh Việt Nam”
“… Người đầu tiên dùng chính sách này là Tổng Thống Truman từ năm1947, các tổng thống kế tiếp Eisenhower, Kennedy, Johnson… cũng nhắc tới thuyết Domino để biện minh cho việc can thiệp của họ vào Đông Nam Á nhất là chiến tranh Việt Nam...
… Người đầu tiên đề xuất là Tổng Thống Eisenhower năm 1954, ông nói một nước có thể ảnh hưởng về chính trị đối với nước láng giềng. Ta có một hàng quân cờ domino, nếu đánh đổ quân thứ nhất thì sẽ nhanh chóng những quân khác sẽ bị đổ hết cho tới quân cuối, đó là sự khởi đầu của tan rã. Lý thuyết này được dùng để biện minh cho sự can thiệp của các chính phủ Mỹ thập niên 50, 60 vào Việt Nam cho rằng nếu mất VN thì sẽ mất các nước láng giềng.
Đến Kennedy và Johnson quả quyết hơn cho rằng Mỹ phải cương quyết với Nga, Tàu, kế hoạch tầm ăn dâu của họ đụng chạm tới quyền lợi của Mỹ. Johnson nói cuộc chiến tranh chống Cộng Sản của Mỹ tại Đông Nam Á phải quyết liệt để thắng lợi nếu không Mỹ sẽ mất Thái Bình Dương và sẽ phải lập phòng tuyến tại bờ biển. Nếu không ngăn chặn Cộng Sản tại các nước Phi Luật Tân, Nhật, Đài Loan… an ninh sẽ mất khiến cho Thái Bình Dương trở thành biến đỏ. Việt Nam Thái Lan là điểm nóng của Mỹ, chúng ta phải giúp họ hết mình nếu không sẽ mất hết để rồi phải rút về phòng thủ tại San Francisco.
Trong khoảng từ 1945 tới 1975 nhiều người nói phải ngăn chận Cộng Sản không phải vì sợ mất Việt Nam nhưng vì để ngăn chận CS bành trướng sang các nước khác. Tổng thống Eisenhower trong cuộc họp báo ngày mồng 7 tháng 4-1954 nói về Domino, ông cho biết trong ván bài domino nếu mất quân đầu thì sẽ mất nguyên một hàng cho tới quân cuối. Vài tháng trước cuộc họp báo của Eisenhower, Donald R. Heath đại sứ Mỹ tại Đông Dương nói nếu Pháp không giữ được Đông Dương chỉ có những kẻ mù mới không tin rằng CS sẽ nuốt chửng Đông Nam Á.
Năm 1969 khi Mỹ bắt đầu rút khỏi VN, Walt W. Rostow, cựu Cố Vấn An Ninh của TT Johnson, một người quá khích đã nói: "Không ai tại Á Châu mà không hiểu rằng nếu ta rút khỏi VN là ta đã rút khỏi Á Châu, khu vực sẽ sụp đổ.
Sau nam9 1975, VNCH sụp đổ nhưng Á Châu vẫn tồn tại y nguyên vì Mỹ đã bắt tay được Trung Cộng và giải quyết được tận gốc của vấn đề, tận gốc thuyết Domino.
Trong những năm cuối của nhiệm kỳ Truman, Bộ Ngoại Giao và Bộ Tham Mưu Liên Quân nói mạnh dạn tháng 4-1950: Đông Dương mất có thể đưa tới mất lục địa Đông Nam Á và rồi Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương sẽ rơi vào tay CS. Eisenhower làm tổng thống năm 1953 cử Foster Dulles làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, ngày 31-3-1953 trong một buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đưa ra những điểm quan trọng như các nước ngoại biên như Nhật, Đông Dương, Ấn Độ, Hồi Quốc, Iran, NATO… nếu một nước nào mất sẽ sẽ ảnh hưởng tới chỗ còn lại.
Diễn văn của Phó TT Nixon tháng 12 năm 1953 nói: "Nếu Đông Dương mất, Thái Lan sẽ đặt trong tình trạng bế tắc. Mã Lai một nước nhiều thiếc, cao su và Nam Dương cũng sẽ như vậy. Nếu toàn bộ Đông Nam Á chịu ảnh hưởng CS hay rơi vào tay CS, nước Nhật sống vì thương mại buôn bán với các nước ấy, muốn tồn tại cũng phải nghiêng về phía CS".
Năm 1953 TT Eisenhower còn nói mạnh hơn về sự đe dọa như sau: Nếu Đông Dương mất bán đảo Mã Lai khó tồn tại, Ấn Độ sẽ bị bao vây, Miến Điện sẽ không phòng thủ được. Ông nói ta cần phải ngưng ngay diễn biến của những biến cố này, nếu không ngăn chặn CS tại Đông Dương sau này ta sẽ phải trả giá đắt hơn… Hồi ấy dư luận báo chí ủng hộ thuyết Domino nhưng không ồn ào lắm.
… Thập niên 60 thuyết này được tin tưởng rất nhiều, người ta cho rằng nếu để mất Nam VN hay Lào vào tay CS thì Hoa Kỳ sẽ bị mất uy tín (credibility), các nước khác sẽ không tin vào sự giúp đở của Mỹ và sẽ đầu hàng CS khi bị xâm lược. Các nước CS sẽ không còn e sợ Mỹ và sẽ càng gây hấn hơn, tư tưởng này phổ biến trong những năm 60. Năm 1961 Bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ trình TT Kennedy một báo cáo: Mất Nam VN, Đông Nam Á sẽ tiến gần lại CS hơn, Domino đã được nhấn mạnh nhiều hơn thời 1954. Năm 1961 Phó TT Johnson có nói với Kennedy: "Cuộc chiến đấu chống CS tại Đông Nam Á phải dứt khoát và mạnh mẽ để mang kết quả tốt nếu không Mỹ sẽ dâng Thái Bình Dương cho CS và ta sẽ phải phòng thủ ngay tại bờ biển Hoa Kỳ… VN Thái Lan là những nơi trực tiếp - và điểm quan trọng nhất - nó là những địa điểm nguy kịch và xáo động đối với Mỹ. Chúng ta phải quyết định giúp họ hết mình trong khả năng của chúng ta hay chấp nhận thất bại tại đó và rút về phòng thủ tại San Francisco"…
… Năm 1964 Tổng Thống Johnson đặt ưu tiên chương trình xã hội trước quốc phòng, ông cũng lo ngại việc đưa lực lượng lớn của Mỹ vào cứu VNCH, một số viên chức nghiên cứu tình báo thuộc Hội Đồng Thẩm Định Quốc Gia của CIA (CIA's Board of National Estimates) cho biết thuyết này không đúng vững chắc. Nhưng đa số các các viên chức cao cấp như Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Giám Đốc Sở Tình Báo Trung Ương John McCone và Tham Mưu Trưởng Liên Quân đều nhìn nhận thuyết này đúng, Tham mưu trưởng là người quả quyết mạnh nhất. Khi Trợ Lý Ngoại Trưởng Viễn Đông sự vụ nghi ngờ thuyết này hỏi Tham Mưu Trưởng có thể lập một phòng tuyến khác để thi hành Domino không, ông ta nói không có vị trí nào hơn tại Đông Nam Á. Cả hai viện quốc hội đều tin ở thuyết này.
Năm 1965 khi Nixon chưa làm Tổng thống đã ủng hộ nhiệt tình thuyết Domino, ông cho biết nếu VNCH mất vì Mỹ rút quân thì Miên, Lào, Thái Lan, Nam Dương cũng mất theo, nếu Mỹ bỏ VN thì Á Châu sẽ bỏ Mỹ và Thái Bình Dương sẽ thành biển đỏ!
gọi hành động và Johson không còn cách nào hơn là đưa đại binh vào VNCH năm 1965.
… Năm 1969 Tướng Wesmoreland cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào Đà Nẵng hồi ấy thì sẽ mất trong sáu tháng, Tướng Ngô quang Trưởng cũng nói năm 1965 rất nguy kịch, trung bình một tuần VNCH mất một quận và một tiểu đoàn (Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh). Người dân ủng hộ lý thuyết này nhưng với điều kiện cứu VN với cái giá vừa phải thôi, nhưng về sau cái giá phải chăng đã vượt quá cao tới 500,000 quân và từ đó số người ủng hộ tụt thang nhanh chóng. Năm 1968 vẫn có người tin vào thuyết Domino nhưng ít hơn trước, thuyết cũng đã bị chê cười không được tin tưởng như trước nữa.
1970 và những năm sau… Khi Domino trở thành vấn đề tranh phiếu, những người chủ trương bèn cải biến nó nhẹ bớt đi một tí, những người đối lập chế nhạo cho là thuyết này vô lý. Năm 1970 TT Nixon không nói như năm 1965: Nếu VNCH mất các nước khác sẽ mất theo nhưng ông nói các nước không CS ở Á Châu sẽ mất tinh thần, CS Nga Trung Cộng sẽ lên tinh thần…
… Thập niên 1960 thuyết Domino vẫn đúng vào thời điểm đó, giả sử trường hợp năm 1972 Mỹ không hòa được với Trung Quốc thì thuyết Domino vẫn còn vững mạnh, họ vẫn tiếp tục cuộc chiến chống CS quốc tế xâm lăng và như vậy chuyện bỏ Đông Dương từ những năm 1962, 1963… 1965… là hoàn toàn không tưởng, họ vẫn còn nhiều quyền lợi tại Đông Dương, quyền lợi ấy do tương quan "môi hở răng lạnh". Cuộc chiến VN không thể tránh được trong giai đoạn đầu thập niên 50 và 60 trong khi CS quốc tế đang gây hấn và bành trướng thế lực khắp nơi, Mỹ không thể nào bỏ Đông Dương vì quyền lợi của chính họ trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng lúc ấy, từ người dân cho tới chính phủ và quốc hội đều đã nhất trí với nhau như vậy.
… S.A Herington, một sĩ quan Mỹ đã nhận định trong cuốn “Peace With Honor" xuất bản năm 1983: "Một đồng minh thiếu nhẫn nại trong một cuộc chiến tranh dài hạn, tại một quốc gia xa xôi, theo ý kiến các nhân tôi, là nguyên nhân duy nhất đưa đến sự tàn lụi của VNCH. Cố gắng của chúng ta để cứu Miền Nam VN khỏi tay CS đã biến thành một sứ mạng mông lung kéo dài cho đến khi cử tri Mỹ quá mệt mỏi, chán nản và bắt đầu đi tìm một lý do để quên đi. Lý do trong trường hợp này là kết luận rằng Miền Nam VN không đáng được cứu vớt!"…
… Cuộc chiến VN giai đoạn hai trên thực tế chỉ là sự đụng độ giữa Mỹ và CS quốc tế, BV chỉ là con tốt lợi hại, sau hơn mười năm mệt mỏi và tốn kém, cả Mỹ và Trung Cộng đã hòa hoãn với nhau. Nhưng ta thấy Mỹ chỉ có thể hòa hoãn, bắt tay được Trung Cộng sau khi họ đã chống chọi quyết liệt với chính sách, kế hoạch tầm ăn dâu của CS quốc tế, bằng cứ là họ không thể bắt tay với Trung Cộng từ những năm 1964, 1965, 66… Cũng nhờ xương máu của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu lâu dài Hoa Kỳ mà đã hòa được với Trung Cộng, ít có người Mỹ nào nhìn nhận như thế hoặc giả vờ không nhìn thấy sự thật…
Hoa Kỳ bị mất thể diện và gần 60 ngàn lính vì cuộc chiến tranh VN nhưng miền Nam VN còn mất mát gấp bội lần như thế!
Đất nước mất về tay Cộng Sản, khoảng trên 200 ngàn quân nhân tử trận, vài trăm ngàn thường dân bị thiệt mạng, hàng trăm ngàn người bị trả thù, bị giam giữ trong các trại tập trung lâu dài, hàng mấy trăm ngàn người bỏ xác dưới đáy biển trên đường vượt biên chạy trốn CS. Miền Nam VN đã trả cái giá quá đắt cho cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ mà cuối cùng đã bị mất trắng tay tất cả, chẳng còn gì để thu lại”.
(Trọng Đạt)
Kể từ TT Truman từ năm1947 đến TT Eisenhower và các vị tổng thống kế tiếp của Mỹ đưa ra “của tin” với học thuyết Domino nhưng đến năm 1972, khi TT Nixon dự đại yến ở Bắc Kinh thì của ngon vật lạ nầy thay cho mấy con cờ domino!
Có lẽ, giới lãnh đạo chính quyền VNCH cả tin và “thơ ngây” với Chú Tom về học thuyết Domino để rồi đến giờ phút cuối chỉ mong cái giá viện trợ nhỏ nhoi ba trăm triệu Mỹ kim nhằm trang bị vũ khí chống quân thù cũng bị chạy làng!
Bọn Trùm Sò ở Bắc Bộ Phủ thuộc loại cáo già, điêu ngoa, gian manh và xảo quyệt… Tổng Thống cuối nhiệm kỳ của Mỹ nếu có “lẩy Kiều” thì bàng dân thiên hạ nghe cho sướng lỗ tai, với bọn đâu trâu mặt ngựa thì chỉ là “đàn gãi tai trâu”!
Biết thì chết liền!
Lão Trượng

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.