Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Wednesday 18 March 2015
Viết về Tháng Tư đen: Khi bầy khỉ bỏ rừng về phố, làng cai trị
Wednesday, March 18, 2015
No comments
Khi bầy khỉ bỏ rừng về phố, làng cai trị
-
Tôi không biết ngoài Bắc ra sao nhưng sau khi miền Nam thất thủ thì xã
quê tôi bị buộc vào làm tập thể. Xã chia ra làm nhiều đoàn, mỗi đoàn
phân làm ra hai, ba đội. Mỗi buổi sáng nghe tiếng kẻng thì người đội
trưởng đốc thúc mọi nông dân trong tuổi lao động ra đồng. Tại đó họ cắm
lên một lá cờ rồi hò hụi thi đua nhau cuốc đất. Làm hết sức nhưng buổi
trưa thật là thiểu não vì phần đông ăn khoai, ăn sắn.
Có
lần một người thanh niên mở cái cà mèn đựng xôi trộn sắn ra ăn. Hắn ta
nhổ nước miếng vào trước khi lấy tay bốc bỏ vào miệng. Chắc là làm như
thế để tránh người khác thấy dơ mà không xin ăn ké. Một dạo chị tuổi cập
kê mở cái mo cau đựng cơm ra lấy gói mè thè lưỡi ra liếm, hắt xì một
cái rồi thong thả rải mè lên cơm. Trong một lần đào mương tập thể có
người khai đau rồi được cho phép ngồi nghỉ. Anh ta chôm đồ ăn đang nhai
ngấu nghiến thì bị đội viên phát giác báo cáo cán bộ. Anh bị đem ra phê
bình kiểm thảo ngay lúc mọi người nghỉ trưa. Anh bị không biết bao nhiêu
bàn tay chỉ vào mặt đến trầy cả trán. Bởi chưng trong nhiều cuộc họp
cái Ủy ban “cách mạng” họp hành và bắt dân học tập rồi kêu gọi đóng góp
cho nên ai cũng sợ quá mà đóng lúa gạo nên tài sản nông nghiệp cạn kiệt.
Vả lại cán bộ thường hứa lèo là nhà nước giúp lại dân sau đợt nhân dân
cống hiến tài sản, hiện vật.
Theo
thông lệ trước khi làm xong một ngày ở đồng, đội nào đội nấy quây quần
chấm điểm cho nhau để ghi vào sổ rồi cuối mùa thu hoạch tính ra mà chia
phần. Điểm cao nhất là 10 bằng điểm của con trâu đi cày. Con trâu vì là
đất tập thể không thuộc về riêng ai hết mà đã bắt sung công vào quỹ
chung. Vì thế việc làm cuả tất cả các con trâu, cái cày, cái xe đạp nước
v.v... đều thuộc về “cách mạng” quản lý nhận phần tới muà chia luá.
Đi
làm quần quật cả ngày tối về nhà cơm nước vừa xong lại nghe loa gọi đi
họp đoàn. Thông thường họp đội thời gian kéo không lâu. Nhưng họp đoàn
có cán bộ huyện tham dự là một cực hình cho nông dân. Cán bộ chủ tọa như
là một quan tòa xử án. Người nông dân chỉ là một cái máy robot nhận
hình phạt.
Một
lần gia đình ông Hòa thợ làm nghề cối xay bị đưa ra đấu đá về tội bị
đội viên phát giác bắt gà làm thịt. Người cán bộ gọi tên ra đứng giữa
sân rồi nói:
- Gà hay trâu bò súc vật đã khai báo cho “cách mạng” xử lý tại sao lại phản động ăn thịt mà không khai trình.
Ông già Hoà vuốt cái má lõm sâu rồi chống chế:
-
“Cách mạng” cái chi cũng thầu hết rồi. Một vài con gà vịt lẻ tẻ cũng
bắt dân rình rập tố khổ nhau. “Cách mạng” đã lùa hết trâu bò về tập
trung trong đình, trong chùa, trong nhà thờ rồi mà. Tát hết nước hồ cũng
chừa lại một chút cho cá nhỏ sống với đó.
- Rõ ràng mầy có hành động chống phá chính sách “cách mạng”. Đây là tội ác “Mỹ ngụy” để lại.
-
Trước khi các ông về đây bà con làng xóm tui sống hiền hòa tương thân
tương trợ, nhân bản, nhân vị chứ mô có cái trò dân tranh giành miếng ăn
với nhà nước như thế ni.
- Phản động! Phản động! Công an khu vực đâu trói tay thằng ác ôn này đưa về đồn trừng trị.
Ông Hoà bị một cú đá thần sầu vào đít bất thần ngả xuống rồi người ta kéo lết đi ra khỏi sân.
Không
khí cuộc họp đượm màu đám tang tiếp tục chương trình. Người cán bộ cấp
xã đứng ra nói về “ba khoan” khoan yêu, khoan cưới, khoan chửa.
Cô Hồng con ông đoàn trưởng nắm lấy cơ hội giơ tay lên:
-
Thưa “cách mạng” họp hành bao nhiêu lần tui đã được giáo dục nên giác
ngộ. Còn thằng chồng tui cứ lẻo đẽo ba bốn đêm lại vô giường phá hoại.
Tui giữ con bướm thì hắn lại cầm cọc chui trong chui ngoài cho bằng
được.
Mọi người nghe xong cười rộ lên. Cán bộ lên tiếng yêu cầu:
- Tất cả im lặng xem nào. Ai là chồng cuả người tố cáo này hãy đứng dậy mà tự kiểm điểm phê bình.
Chàng thanh niên rời khỏi chỗ ngồi, đoạn tiến tới đứng trước cái ghế dài cuả chủ toạ đoàn. Hắn run rẩy lẩm bẩm:
-
Vợ tui đổ oan cho tui. Tui đã thực hành “khoan chửa” theo đường lối
“cách mạng” đề ra. Tui xin khai thiệt. Mỗi lần tốt vô cung tui thường
cắn răng canh chừng khi sắp bắn là rút ra liền mà. Như rứa đó mần răng
mà có chửa.
Một người đàn bà tuổi sồn sồn còn ế chồng giơ tay xin ý kiến:
- Tui đề nghị cúp khẩu phần HTX cuả vợ chồng ni như vậy càng ốm tong ốm teo thì không có rững mỡ sấp sấp ngửa ngửa…
Tiếng vỗ tay đồm độp:
- Nhiệt liệt ủng hộ! Nhiệt liệt!
Gã
công an trên hàng ghế quan sát đọc báo cáo về thành tích đoàn làm tập
thể về quy hoạch, chỉ tiêu trong thời gian qua. Rồi gọi tên:
- Hoàng Thị Mỹ Liên, Lê Thị Đài Trang, Hồ Văn Tép… ra trình diện trước mọi người.
Hai phụ nữ và người đàn ông ngơ ngác nhìn mặt theo nhau ra giữa sân.
Gã CA quát tháo:
-
Lao động là vinh quang. Tại sao các người không chịu làm theo tiêu
chuẩn. Đa số là một ngày điểm chấm từ 7 tới 10. Các người được 4 điểm, 5
điểm là sao?
Ông Tép than thở:
-
Bao nhiêu luá gạo nhà tui nghe lời nhà nước kêu gọi ủng hộ thì tui đã
cống hiến dĩ nhiên tui mô có ngờ là đi lao động đói thắt ruột như ri. Đã
đói mần răng có sức mà cày cuốc.
Chị Mỹ Liên kể lể:
-
Chồng tôi đi cải tạo. Tôi dạy học ở thành phố lớn bị đuổi việc. Nhà tôi
bị tịch thu. Tôi hết đường sống bèn đem ba đứa con nhỏ về đây giao cho
bên nội. Tôi đâu phải xuất thân nhà nông mà làm nghề cuốc đất trồng
khoai trồng luá thế này. Tôi sinh trưởng nơi thị thành làm nghề dạy học
trò kia mà.
Chị Đài Trang phân trình:
-
Chồng tôi làm kế toán cho hảng thầu nước ngoài tại Sài Gòn bị tổ dân
phố tố cáo là làm cho Xiạ (CIA). Khi bắt đi họ tước đoạt hết nhà cửa,
đòi tống mẹ con tôi đi kinh tế mới. Tôi tưởng là ở quê chồng không u ám
nên tôi chạy về đây tá túc. Làm sao tôi cày cuốc như mấy người địa
phương đã chứ.
Gã CA đập mạnh tay xuống bàn:
-
Đây là kết quả cuả tàn dư “đế quốc” bà con trong xã này, huyện này,
tỉnh này thấy chưa. Ăn bơ uống sữa quen thói bóc lột không chịu lao động
chân tay để tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN. Tôi yêu cầu hai người đàn bà
này ngày mai ra đồn trình diện để giải quyết.
Cán bộ chủ toạ đứng dậy ra khỏi bàn bước đi vòng vòng khoanh tay nói:
-
Những tên lính “ngụy” công chức “nguỵ” mang nợ máu với nhân dân ta đã
được nhà nước khoan hồng cho đi học tập cải tạo để trở thành người tốt.
Những gia đình có vợ chồng con cái phục vụ “thằng Thiệu” phải chịu gánh
phần đền tội. Vợ “ngụy” không được dạy học. Con “ngụy” không được tới
trường là đảng, chính phủ quét sạch hết tàn dư bọn ác ôn kia mà.
Ông Tép nghe luận điệu sắt máu. Không cầm được tức giận ông giơ tay lên phản đối:
-
Nơi cái làng ni, xã ni hồi trước ai nghèo thì được chính quyền cho đi
về hướng các tỉnh phía nam trong khu trù mật dinh điền canh tác sinh
sống dưới sự bảo trợ nuôi ăn có khi cả năm. Người dân tự do làm ăn. Con
em cắp sách tới trường không phân biệt đối xử kể cả con cái hồi chánh
viên. Bi chừ người nghèo như tui teo cái bao tử rồi nhà nước còn bóp cho
chết luôn là răng rứa.
Gã cán bộ trợn tròng đôi mắt:
-
Đồ cực kỳ phản động! Quân thù địch cài cắm phá hoại thành quả “cách
mạng”. Mầy không ăn năn hối cãi lại còn chống phá. Được rồi xin mời công
an vào cuộc xử lý.
- Tui có tội tình chi mà hối với cãi…
Chưa
kịp nói hết câu. Ông Tép bị cái tát nẩy lửa vào sau ót. Mất thế thăng
bằng ông lảo đảo xoay xoay rồi rớt cái bịch xuống sân. Máu trên khóe môi
từ từ nhểu ra...
Chủ tọa đoàn tuyên bố giải tán cuộc họp. Mọi người im lặng ra về không ai dám hé miệng nói cho nhau nghe ý nghĩ riêng cuả mình.
*
Mấy
ngày sau dân trong xã rỉ tai nhau người phụ nữ tên Mỹ Liên đã được công
an chở về trạm xá huyện điều trị. Người ta thấy mẹ chồng của nàng dẫn
mấy đưá cháu đi trên các luống khoai lang giữa đồng làng bắt nhái, bắt
dế. Thằng lớn nhất khoe với mệ nội:
- Con bắt được một hộp dế đem về tha hồ mà đá.
-
Tội cho cháu ghê. Trẻ con bắt dế đá nhau làm trò chơi là hồi còn Cộng
hòa miềng tê. Còn bửa ni mệ cháu miềng mang về nhà luộc ăn cho có chất
đạm.
- Cháu không thích ăn như thế. Cháu thích ăn thịt gà, thịt heo, thịt bò như hồi ba má ở Sài Gòn cơ.
- Chờ khi nào ba cháu đi học cải tạo (tù) về rồi mang má và các cháu về lại trong nớ rồi tha hồ ăn chi thì ăn.
- Chừng nào nội cho cháu biết đi đó mệ.
Bà Sương mẹ chồng Mỹ Liên lấy tay chùi mô hôi nhễ nhại trên trán rồi nói trong lòng:
-
Cả một cái tập đoàn khỉ lừa dối đã đành. Chẳng lẻ mình già sắp xuống lỗ
lại nói láo với cháu chắt. Bà kéo tay đưá cháu vào ngực rồi vỗ về:
-
Nước mất nhà tan cũng tại bầy khỉ bỏ rừng về thành phố, xóm làng cai
trị. Chúng tàn ác trả thù vô song. Gia đình miềng đói rách như ri vì
chúng cướp sạch rồi. Mệ nói thiệt với cháu đời mệ không còn mong có được
ngày được ăn thịt gà, heo, bò nữa rồi…
- Thế có phải những người đội nón tai bèo, mũ cối tịch thu làm cuả riêng mà ăn hết phải không mệ.
Trên
trời mây đen theo cơn gió kéo nhau tụ lại thành từng mảng nhỏ. Những
con chim lạc bầy bay ngang dọc về hướng các tàn cây cuối cái đình làng.
Bốn mệ cháu lầm lũi bước theo con đường đất gồ ghề. Về tới ngõ vô nhà
người hàng xóm đã đứng chật lối đi. Chưa biết chuyện gì xảy ra. Bà Sương
đang dắt tay đứa cháu nhỏ nhất để lách vào nhà. Bỗng tiếng của ai đó
vọng ra:
- Bà Sương ơi dâu bà chết rồi.
Từ
hôm rày linh tính cho bà biết ở trên đồn mấy ngày mà lại đi bệnh xá là
có chuyện chẳng lành rồi. Bà tức tốc chạy vào nhà. Bà nhìn cái xác cô
dâu rồi vò đầu thút thít:
-
Trời đất ơi! A hành ác nghiệp như ri. Ác độc hơn cả ma lẫn quỹ. Con ơi
là con, dâu ơi là dâu. Theo ông bà ông vải mà đi để lại đàn con dại ai
nuôi đây nì…
Ba
đưá con cuả Mỹ Liên được bà con dẫn tới bên mẹ. Đứa nhỏ nhất ngồi xuống
rờ vú mẹ như muốn đòi sữa. Đưá lớn lấy tay day tóc mẹ:
- Mẹ chết không nhìn thấy mặt bà con rồi mẹ ơi! Mẹ đi đâu mà bỏ chúng con lăn lóc bơ vơ thế này hở mẹ.
Ngoài
kia tiếng kẻng báo động kêu nhân dân chuẩn bị đi họp. Người ta vội vã
tản mác mạnh ai về nhà người ấy. Bốn mệ cháu gục đầu nức nở...
Trước hiên nhà con chó đói của ai đứng sủa đợi chờ người cho ăn trong gió trời ảm đạm thê lương.
Viết về Tháng Tư đen
Lê Hải Lăng
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment