Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 1 August 2014

Đệ nhất thế chiến: Anh không muốn đứng nhìn Pháp bị tàn phá

Vua Anh George V - năm 1911 (wikipedia.org)
Vua Anh George V - năm 1911 (wikipedia.org)

Anh Vũ
17 giờ ngày 01/08/1914, Hoàng tử Lichnowsky, đại sứ của Đức tại Luân Đôn, đã gửi về một bức điện bất ngờ đảo lộn tình hình. Đại diện ngoại giao của Đức thông báo, Anh Quốc có thể sẽ chỉ đứng trung lập, nếu nước Đức chỉ tấn công Nga mà không đánh Pháp.

Hoàng đế Guillaume II ngay lập tức đã ra lệnh cho chỉ huy quân đội Von Moltke điều tất cả lực lượng về hướng nước Nga.
Thế nhưng, vị chỉ huy này đã phản đối vì không có kế hoạch dự trù. Theo ông, việc thay đổi chiến lược vào giời chót quay sang tấn công về hướng đông có nguy cơ làm ối loạn toàn bộ cỗ máy chiến tranh của nước Đức. Ông nhấn mạnh rằng người Nga không phải là mối nguy hiểm ngay trước mắt như người Pháp. Một nhân chứng có mặt trong buổi hôm đó đã kể lại rằng vị thống chế quân đội đã giận đỏ mặt nói thẳng ra rằng, ông sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ thù, nhưng không chấp nhận một Hoàng đế như Guillaume II.
Khoảng 20 giờ 30, bức điện thứ 2 của đại sứ Lichnowsky được gửi về, trong đó viết : Có khả năng Anh Quốc vẫn giữ trung lập kể cả Đức tấn công Pháp. Berlin thở phào và cuộc chiến tranh có thể được tiến hành như dự kiến. Hoàng đế Đức quyết định mở tiệc rượu để tuyên bố chiến tranh.
Nhưng đến tối khuya hôm đó, điều bất ngờ đã xảy ra, Vua Anh George V cho Hoàng đế Đức biết rằng Lichnowski đã hoàn toàn hiểu lầm lập trường của Anh, ý ông muốn nói là nước Anh không thể đứng trung lập và nhìn nước Pháp bị huỷ diệt.
Thế nhưng mọi việc đã quá muộn, Guillaume II lúc này trong bộ đồ ngủ đã ra lệnh cho Moltke : « Bây giờ thì ông có thể muốn làm gì thì làm ».
Cũng giống như người Pháp, người Đức dự liệu cuộc chiến sẽ chỉ diễn ra ngắn và họ sẽ chiến thắng, nhưng thực tế cuộc chiến đã diễn ra khốc liệt hơn họ tưởng tượng rất nhiều.
Đệ nhất thế chiến, ký ức buồn của người Đức
Nghĩa địa Silberloch, tại Vieil Armand, Alsace, France, nơi 30 ngàn binh sĩ Pháp, Đức thiệt mạng trong các trận đánh năm 1915
Nghĩa địa Silberloch, tại Vieil Armand, Alsace, France, nơi 30 ngàn binh sĩ Pháp, Đức thiệt mạng trong các trận đánh năm 1915
REUTERS

Anh Vũ
Cách nay đúng 100 năm, ngày 1/8/1914, Hoàng đế Đức Guillaume II đã triệu tập quần thần để chính thức tuyên chiến với nước Nga và chuẩn bị tấn công nước Pháp, sau khi nhận được tín hiệu trung lập của Anh Quốc. Với người Đức ngày nay, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một quá khứ buồn mà họ muốn để vào lãng quên.

Đức đã khai cuộc Đệ nhất thế chiến, một cuộc chiến tranh mà quân đội của hoàng đế Guillaume II nghĩ sẽ giành thắng lợi trong vài tuần lễ. Thế nhưng, cuối cùng, người Đức đã thất bại sau bốn năm theo đuổi cuộc chiến tranh tàn khốc làm hơn hai triệu người chết và sau đó kéo theo sự sụp đổ của đế chế Đức.
Trước buổi tiệc rượu tối ngày 01/08 năm đó, vào buổi chiều Hoàng đế Đức đã phát lệnh tổng động viên để đáp lại quyết định huy động quân của Nga Sa Hoàng Nicolas II hôm 30/07 nhằm răn đe liên minh Áo-Hung vừa mở cuộc tấn công Serbia.
Cũng kể từ thời điểm đó, nước Đức đã được đặt trong tình trạng chiến tranh bởi đế chế Đức vẫn luôn ám ảnh bị Liên minh Nga, Pháp và Anh bao vây. Người dân thành thị Đức bắt đầu xô đi tích trữ lương thực, thực phẩm.
Nhà sử học người Đức gốc Anh, Rohl kể lại rằng, tối hôm đó, Hoàng đế Đức đã ký lệnh tuyên chiến tại Lâu đài các vua Phổ ở Berlin trước các quần thần quân sự không giấu được niềm tin vào chiến thắng ở cuộc chiến mà họ đã chuẩn bị từ nhiều năm trước, thậm chí có người còn khóc vì vui sướng.
Sau đó, Hoàng đế Guillaume trước đám đông phấn khích tập trung trước ban công của lâu đài đã kêu gọi mọi người dân Đức đoàn kết sẵn sàng cho cuộc chiến tranh mà ông tin tưởng sẽ nhanh chóng kết thúc bằng thắng lợi của nước Đức. « Nếu láng giềng không để cho chúng ta được hoà bình, tôi hy vọng dân tộc và Đế chế Đức thống nhất sẽ thắng trong cuộc chiến này với sự che chở của Chúa », Guillaume II hùng hồn tuyên bố.
Lệnh tổng động viên đã chính thức khởi động cỗ máy chiến tranh của nước Đức. Tuyên chiến với Nga nhưng đa số quân lại được chuyển về phía tây. Kế hoạch của cuộc chiến tranh này đã được chuẩn bị rất chi tiết từ nhiều năm về trước.Theo đó, trong trường hợp chiến tranh với Nga thì Đức sẽ bắt đầu bằng tấn công vào nước Pháp, một đồng minh của Nga.
Mục tiêu của kế hoạch mang tên « Schilieffen » là đè bẹp quân đội Pháp trong vòng vài tuần bằng một cuộc tấn công ồ ạt sau khi đã chiếm được Bỉ, rồi mới đưa quân Đức quay ngược trở lại tấn công Nga. Berlin nghĩ rằng với kế hoạch như vậy, Đức tránh phải mở cùng lúc hai mặt trận trong một cuộc chiến và kế hoạch này được bảo đảm bởi thái độ trung lập của nước Anh.
Cuộc chiến bị xoá nhòa trong ký ức người Đức
Tảu ngầm Đức ra đầu hàng tại Luân Đôn, năm 1918 (wikipedia.org)
Tảu ngầm Đức ra đầu hàng tại Luân Đôn, năm 1918 (wikipedia.org)

Anh Vũ
Một thế kỷ sau, trong hồi ức của người dân Đức hầu như không còn lưu lại những dấu vết của cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này nữa cho dù hậu quả để lại của nó quá khốc liệt.

Hai triệu binh sĩ đã bỏ mạng trên chiến trường, đó là chưa kể nỗi thống khổ của người dân phải chịu đựng sau cuộc chiến. Kỷ niệm về cuộc bại trận này chỉ được nhắc lại chủ yếu ở bên ngoài nước Đức và một lần nữa, lịch sử nước Đức lại thêm một nỗi đau khác lớn hơn, đó là thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 năm 1945, một cuộc đại chiến do nước Đức Quốc xã phát động.
Người Đức không gọi là « đại chiến » như người Pháp hay Anh mà họ gọi cuộc chiến đó là « tai hoạ của tổ tông ». Nhiều sử gia vẫn cho rằng chính thất bại ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm tiền đề cho việc Hitler lên nắm quyền với tuyên truyền là sẽ rửa nỗi nhục cho dân tộc Đức.
Trong dịp 100 năm cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất này, chính phủ Đức không dự tính tổ chức một hoạt động kỷ niệm nào
Tuy nhiên, ngày 28 tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cắt băng khánh thành một cuộc triển lãm về cuộc chiến này tại Bảo tàng lịch sử Berlin và có tham dự vào một cuộc hội thảo của thanh niên Châu Âu về đề tài này.
Ngày 3/8 tới, Tổng thống Đức Joachim Gauck sẽ tới Alsace cùng với Tổng thống Pháp François Hollande dự lễ kỷ niệm 100 năm Đức tuyên chiến với Pháp. Sau đó, ông sẽ cùng lãnh đạo Bỉ và Anh tới Liège (Bỉ) tham dự các hoạt động kỷ niệm 100 năm sự kiện được đánh giá như là một biến động lớn nhất của lịch sử thế giới trong trong thế kỷ 20.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.