Trong khi đa số người Việt đấu tranh đang tập trung mọi nỗ lực vào việc chống Trung Quốc xâm lược, coi đó là mục tiêu tối hậu và mong rằng chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ sẽ giúp đẩy lui cuộc xâm lăng này, thì Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương gần như ít quan tâm đến biến cố đó, một phần vì biến cố đó không đưa tới một mối đe dọa quan trọng nào rõ rệt đối với Hoa Kỳ, phần khác, khả năng quậy phá của Trung Quốc trong hiện tại cũng chỉ có giới hạn. Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đang tập trung mọi nỗ lực vào việc chận đứng sự trỗi dậy của các phong trào Hồi Giáo quá khích vì nó có thể gây tai họa bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Trung Quốc được xếp vào hạng thứ yếu và đang được “bán cái” cho Nhật Bản.
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Saturday 26 July 2014
Hồi Giáo và biến động lịch sử
Saturday, July 26, 2014
No comments
Trong khi đa số người Việt đấu tranh đang tập trung mọi nỗ lực vào việc chống Trung Quốc xâm lược, coi đó là mục tiêu tối hậu và mong rằng chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ sẽ giúp đẩy lui cuộc xâm lăng này, thì Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương gần như ít quan tâm đến biến cố đó, một phần vì biến cố đó không đưa tới một mối đe dọa quan trọng nào rõ rệt đối với Hoa Kỳ, phần khác, khả năng quậy phá của Trung Quốc trong hiện tại cũng chỉ có giới hạn. Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đang tập trung mọi nỗ lực vào việc chận đứng sự trỗi dậy của các phong trào Hồi Giáo quá khích vì nó có thể gây tai họa bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Trung Quốc được xếp vào hạng thứ yếu và đang được “bán cái” cho Nhật Bản.
Điều này cũng dễ hiểu vì kể từ sau
khi giáo chủ Muhammad qua đời (632), nhiều nhà lãnh đạo Hồi Giáo đầy tham vọng
đã dùng Hồi Giáo làm công cụ để tranh giành quyền lực và làm bá chủ nhiều vùng
rộng lớn trên thế giới, gây thảm họa cho nhân loại và ngay cả cho Hồi Giáo. Thế
lực này đã bị các quốc gia Tây phương đánh bại sau khi Thế Chiến thứ I chấm dứt,
nhưng một số lãnh tụ và tín đồ Hồi Giáo quá khích lúc nào cũng nghĩ rằng họ phải
phục hồi lại những thời vàng son của Hồi Giáo và sẵn sàng xử dụng bất cứ phương
thức nào để đạt mục tiêu đó, bất chấp những hậu quả.
Nhìn lại lịch sử sẽ giúp chúng ta
hiểu được các biến cố đẫm máu mà các nhóm Hồi Giáo quá khích đã và đang gây ra,
và phương thức mà Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương đang xử dụng để đối
phó.
SỰ LAN RỘNG NHANH CHỐNG CỦA HỒI
GIÁO
Từ khi có nhân loại đến nay, trên
thế giới đã xuất hiện nhiều tôn giáo gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều
người như Do Thái Giáo, Bàlamôn và Ấn Giáo, Nho Giáo, Phật Giáo, Kitô Giáo...,
nhưng chưa có tôn giáo nào phát triển nhanh và gây nhiều sóng gió trên thế giới
bằng Hồi Giáo.
Sau khi giáo chủ Muhammad qua đời,
bốn người kế vị đã nối tiếp nhau mở rộng đế quốc Hồi Giáo và gây ra nhiều biến
loạn, đó là Abu Bakr (632-634), Umar Khattab (634-644), Uthman (644-656) và Ali
Talib (656-662). Sau đó là triều đại Umayyad kéo dài đến 1250.
Tiếp theo, ba đế quốc khác của Hồi
Giáo đã được thiết lập và mở rộng, đó là Đế Quốc Mughul (1162-1831), Đế quốc
Ottoman (1289-1924) rồi Đế quốc Safavids của giáo phái Shiite (1501-1779). Ba đế
quốc này đã phát triển song hành với nhau.
Abu Bakr
(632-634), người kế vị thứ nhất lên nắm quyền đã ban hành ngay hai
Sắc Lệnh: (1) Cấm không ai được tự xưng là tiên tri, vì Muhammad là vị tiên tri
cuối cùng được Thiên Chúa sai đến trên trần gian và (2) Cấm các tín đồ Hồi Giáo
không được rời bỏ cộng đồng Hồi Giáo (Islamic confederacy). Họ gọi đạo Hồi là
"đức tin của bạo lực" (a violent faith), một "tôn giáo quân phiệt" (a
militaristic religion).
Trong vòng 10 năm, quân Hồi Giáo đã
chiếm trọn bán đảo Arabia (gồm Saudi Arabia, Yemen, Quatar, Omar và Emerite),
Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía tây Iran.
Umar Khattab
(634-644) kế vị tự xưng là "Tư lệnh của các tín đồ" (Commander of the
faithful), đem quân chiếm Iran (Sassanian), thánh địa Jerusalem và các nước Bắc
Phi gồm Ai Cập, Algeria, Tunisa và Maroc. Nhưng khi Umar đang cầu nguyện trong
đền thờ tại Medina thì bị một tù binh người Iran đâm chết.
Uthman
(644-656) kế vị thực hiện những chiến công oanh liệt, đem quân chiếm
Hy Lạp và nhiều nước phía đông Địa Trung Hải, rồi tiến về phía Tây chiếm Libya
và đi về phía đông chiếm Armenia ở Âu Châu, tiến vào miền Caucase của Nga. Một
cánh quân khác tràn xuống phía nam đánh chiếm Bắc Ấn Độ (tức Afghanistan và
Pakistan ngày nay). Đến đây Hồi Giáo đã thành một đế quốc kéo dài từ Âu sang Á
và Bắc Phi. Nhưng Uthman lại bị một nhóm chiến binh bất mãn giết và đưa Ali
Talib (656-662) lên làm Caliph thứ tư của Hồi Giáo.
Ali Talib
(656-662) vừa lên ngôi thì bị Muawiyah là người nhà của Uthman chỉ
trích là đã không trừng phạt kẻ sát hại Uthman. Ali mang quân đến đánh Muawiyah
nhưng hai bên đánh nhau khá lâu không phân thắng bại nên phải ngưng chiến. Năm
662 Ali và con trai cả của ông là Hassan cũng đã bị ám sát.
Muawiyah
(661-680) và triều đại Umayyad.
Muawiyah là anh rễ của Muhammad lên cầm quyền tuyên bố mình là Caliph đầu tiên
của triều đại Umayyad (661-750). Ông dời thủ đô từ Mecca đến Damascus của Syria,
mở đầu cho một triều đại Hồi Giáo kéo dài tới 6 thế kỷ, đó là Triều Đại Umayyad
(Umayyad Dynasty) gồm những vị vua cai trị các nước Hồi Giáo dưới danh xưng là
Caliph (661-1250).
Ông chủ trương cai trị dân bằng giai
cấp quân sự (military aristocracy), đó là giai cấp thống trị (a ruling class).
Ông chết vì bệnh năm 680, cai trị được 19 năm.
THẢM HỌA TỪ THẾ KỶ 13 ĐẾN THẾ KỶ
20
Khi triều đại Umayyad sắp chấm dứt,
ba đế quốc Hồi Giáo khác đã nổi lên chia nhau thống trị thế
giới.
1.- Đế Quốc
Mughul: Mughul là tiếng để gọi người Mông Cổ (Mongol). Đế quốc này do
Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan 1162-1227) lãnh đạo, lần lượt đánh chiếm nhiều
nước từ Á sang Âu tới tận Trung Đông và Phi Châu. Năm 1295, hoàng đế Mông Cổ
Ghazan Khan theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni nên từ đó về sau các hoàng đế
Mông Cổ đều theo đạo Hồi. Năm 1404, Timur kéo quân ngược về phía Trung Á, tiến
đánh Trung Quốc. Năm 1478 chiếm Indonesia và biến nước này thành nước Hồi Giáo.
Năm 1747 chiếm Afghanistan và cai trị nước này 100 năm. Cho đến năm 1831, khi
người Anh chiếm Ấn Độ, đế quốc Mughul mới chấm dứt trên lục địa Châu
Á.
2.- Đế quốc
Ottoman (1289-1924) phát xuất từ bộ lạc Osman ở Thổ nhĩ Kỳ năm 1280.
Chỉ trong 9 năm, họ chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm có Tây Nam Á Châu, Đông
Nam Âu Châu và Đông Bắc Phi Châu. Tháng 4 năm 1453, quân Hồi Giáo Ottoman chiếm
thủ đô của đế quốc Byzantine, một đế quốc Ki Tô Giáo Đông Phương, là thành phố
Constantinople và xóa sổ đế quốc này. Sau đó, mở cuộc thánh chiến với giáo phái
Shiite, chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và toàn bán đảo Arabia. Qua thế kỷ 16 chiếm
Nam Tư và một phần Âu Châu tới thủ đô Vienne của Áo, Romania, Hungaria, Ba Lan
và Tiệp Khắc. Từ đó đế quốc Ottoman trở thành cơ quan quyền lực của thế giới
(world power).
3. Đế quốc
Safavids (1501-1779): Đây là một nhánh của giáo phái Shiite do Esmail
lãnh đạo, xuất phát từ miền tây nam biển Caspian, khởi binh chiếm luôn cả nước
Azerbaizan và xưng là "Vua Hồi Giáo" (Sha hay Sultan). Ông ra lệnh cho toàn dân
phải theo đạo Hồi thuộc giáo phái Shiite. Sau đó quân Safavids tấn công thành
phố Anatolia của đế quốc Ottoman theo giáo phái Sunni, chiếm Iran và ra lệnh cho
cả nước Iran phải theo Shiite, ai bất tuân đều bị giết. Các học sĩ (Ulamas) lãnh
đạo giáo phái Sunni đều bị chém đầu. Từ đó, các vua Hồi Giáo Iran được gọi là
Sha hay Sultan.
SỰ VÙNG DẬY CỦA TÂY
PHƯƠNG
Đến thế kỷ 18, các nước Âu Châu trở
nên hùng mạnh và bắt đầu đẩy lùi các đế quốc Hồi Giáo. Nga đánh tan quân Ottoman
ở vùng Biển Đen năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng núi Caucase. Năm 1792, Nga
chiếm Georgia và Romania từ tay Ottoman. Đầu thế kỷ 19, Nga chiếm lại toàn bộ
miền Trung Á gồm nhiều nước theo đạo Hồi thuộc đế quốc Mughul.
Cũng trong đầu thế kỷ 19, Hòa Lan
chiếm Indonesia và Mã Lai. Anh chiếm Ấn Độ bao gồm cả một tiểu lục địa (sau
1947, Ấn Độ bị chia thành nhiều nước: Pakistan, Bangladesh, Tích Lan và Ấn
Độ).
Cuối thế kỷ 19, Anh chiếm Ai Cập và
Sudan. Pháp chiếm Algeria, Tunisia và Maroc.
Đầu thế kỷ 20, Ý chiếm Lybia, Anh và
Pháp chiếm Palestine, Jordan, Iraq, Syria và Liban.
Từ tháng 11/1915 đến tháng 3/1916,
Anh và Pháp đã bí mật thảo luận về một kế hoạch kiểm soát Vùng Trung Đông và
tiến tới đánh bại đế quốc Ottoman. Nga chỉ tham gia một phần nhỏ. Một hiệp ước
đã được đại diện của Pháp là François Georges-Picot và Anh là Sir Mark Sykes ký
kết ngày 16.5.1916 nên được gọi là Hiệp Ước Sykes-Picot, nhưng tên chính chức là
Hiệp Ước Tiểu Á (Asia Minor Agreement). Hiệp
ước này dành cho Anh kiểm soát vùng đất giữa biển Địa Trung Hải và sông Jordan
(nay là nơi tranh chấp giữa Do Thái và Palestine), nước Jordan, nam Iraq và hai
cửa biển Haifa và Acre để đi ra Địa Trung Hải. Pháp kiểm soát đông nam Thổ Nhỉ
Kỳ, bắc Iraq, Syria và Lebanon. Nga được dành cho Istanbul, Dãi Thổ Nhĩ Kỳ và
khu vực thuộc Vương Quốc Ottoman (Ottoman Armenian vilayets).
Qua nhiều cuộc vận động ráo riết của
người Do Thái lưu vong, ngày 2.11.1917 Ngoại Trưởng Anh là Arthur James Balfour
tuyên bố sẽ cho lập một nước Do Thái tại vùng đất nơi người Palestine đang cư
ngụ. Đây là vùng ngày xưa người Do Thái cư ngụ, nhưng bị quân Hồi Giáo đánh
chiếm và đuổi người Do Thái đi, đó là vùng phía tây sông Jordan. Năm 1922, chính
phủ Anh đã chia vùng này ra làm 2 vùng: Vùng phía tây sông Jordan kéo ngang qua
tới Địa Trung Hải được giao cho người Do Thái. Vùng phía đông sông Jordan, thành
lập một quốc gia A-rập mới lấy tên là Transjordan. Đó là phần đất dành cho người
Palestines, được gọi là nước Palestine-A-rập. Đây là nguyên nhân đưa tới cuộc
tranh chấp không bao giờ giải quyết được giữa người Do Thái và người Palestine
từ 1947 đến nay.
SỐ PHẬN CỦA HỒI
GIÁO
Ngoài cuộc tranh chấp giữa người
Palestine và người Do Thái, từ sau Thế Chiến II đến nay, có rất nhiều lãnh tụ
tôn giáo cũng như chính trị Hồi Giáo vẫn nuôi mộng tái
lập lại một đế quốc Hồi Giáo gióng như Đế Quốc Ottoman ngày xưa,
chẳng hạn như Ruhollah Khomeini và Ayatollah Khomeini của Iran, Saddam Hussein
của Iraq, Gamal Abdel Nasser Hussein và Hosni Mubarak của Ai-cập, Muammar
Gaddafi của Libya hay Bashar al-Assad của Syria, v.v. Al-Baghdadi là một biểu
tượng mới nhất. Để đối phó với những tham vọng này, Hoa Kỳ và các quốc gia Tây
phương đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để khống chế hay loại bỏ. Israel
được coi là một công cụ hữu hiệu. Một phương thức khác là phân chia khối Hồi
Giáo ra thành từng mãnh nhỏ dựa trên hai yếu tố chính là giáo phái và sắc tộc, để làm giảm thiểu sức mạnh.
Libya, Iraq, Syria và Afghanistan rồi sẽ được phân chia thành nhiều khu tự trị,
không còn là những quốc gia thống nhất nữa.
Có hai lực lượng của Hồi Giáo được
coi là nguy hiểm nhất hiện nay, đó là tổ chức Huynh Đệ
Hồi Giáo (HĐHG) và Al-Qaeda.
Al-Quaeda chủ trương dùng bạo lực, còn HĐHG dùng diễn biến hòa
bình.
Chủ nghĩa khủng bố của al-Qaeda chỉ
là một hình thái phản ứng của kẻ yếu đối với kẻ mạnh khi không còn phương thức
nào khác. Nhưng nó chỉ có thể tạo ra những tình trạng bất ổn chứ không thể xây
dựng một thế đứng vững mạnh. Tổ chức HĐHG không đi con đường đó mà dùng phương
thức Mỹ thường dùng để làm thay đổi những chính quyền không theo họ, đó
là đòi thực hiện dân chủ tự do và công bằng xã
hội. Các nhà quan sát nói rằng nếu có bầu cử tự do, HĐHG sẽ thắng.
Nhưng việc Mỹ lật đổ Mubarak không phải là để thực hiện tự do dân chủ mà để thay
thế bằng một Mubarak khác có khả năng bảo vệ quyền lợi của Mỹ hơn. Rốt cuộc,
dù dùng phương thức khủng bố hay diễn biến hòa bình, các
phong trào Hồi Giáo cực đoan vẫn chưa nắm được chính quyền ở bất cứ
quốc gia nào.
Thời đại có thể thiết lập một đế
quốc Hồi Giáo như Đế quốc Ottoman, thời đại dùng giáo quyền để xây dựng thế
quyền, sẽ không bao giờ trở lại nữa. Nền văn hóa của Hồi Giáo đã quá lỗi thời,
nếu không được cải tiến thì không thể vươn lên để có thể theo kịp đà
tiến của nhân loại được.
Ngày 10.7.2014
Lữ
Giang
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment