Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 1 May 2014

Tháng 4 Đen: Ý Dân Mỹ


Câu hỏi tại sao vẫn liên tục được nêu lên trong cộng đồng dân Việt. Nhưng không bao nhiêu người chịu suy nghĩ từ phía dân Hoa Kỳ. Vấn đề nêns uy nghĩ là: người dân Mỹ (và bây giờ là cộng đồng người Mỹ gốc Việt) có muốn con em của họ ra trận ở Syria, ở Sudan, ở Somalia, ở Nigeria, ở Ukraine, ở Romania, ở Bangladesh, ở Sri Lanka... hay không? Họ sẽ hỏi, an ninh ở những cuộc chiến đó, và thường là nội chiến, có khi là thánh chiến (như bây giờ ở Syria, hay Nigeria, hay Sudan...) có liên hệ gì tới an ninh Hoa Kỳ?

Hơn 4 thập niên trước, nhiều người Mỹ cũng suy nghĩ như thế -- đặc biệt, lúc đó Hoa Kỳ còn chính sách bắt quân dịch với thanh niên 17 tuổi trở lên.

Trong số báo trươc, “trong bài “Tháng Tư Vì Đâu,” chúng ta đã nói về các yếu tố tài chánh -- Mỹ cạn tiền, cạn dầu, tăng thất nghiệp, tăng trốn lính, tăng lạm phát, dầu khủng hoảng và tăng giá gấp 4 lần... -- trong các năm 1970-73 để rồi phải rút, vì ý dân Mỹ muốn phải rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Hôm nay, chúng ta bàn về ảnh hưởng xã hội...

Bạn vẫn còn nhớ về chuyến bay Malaysia SAirlines biết mất trên Biển Đông? Trên phi cơ có khoảng 150 công dân Trung Quốc, một đất nước có chính phủ xã hội chủ nghĩa vốn xem mạng người như cỏ rác... Nhưng nỗi xúc động sôi sục, kéo dài nhiều tuần lễ, và có thể sẽ không nguôi nỗi cho dù nhiều năm nữa.

Bạn vẫn còn nhớ dân tộc Nam Hàn (và nhiều người trên thế giới) kinh hoàng về chiếc tàu đò bị chìm, làm chết vài trăm người... Bây giờ, Thủ Tướng Nam Hàn từ chức, toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị bắt để điều tra. Đài KOREA TV/ARIRANG (xem ở Nam California) chiếu liên tục 24 giờ cảnh thợ lặn tìm cứu, Hải quân trực 24 giờ quanh nơi tai nạn, dân chúng tới thị trấn biển này khóc và cầu nguyện...

Bạn cũng còn nhớ về sinh viên Nguyễn Ngọc Phú ở vùng Nam California? Anh là người hoạt động cộng đồng tích cực, và anh chết đột ngột vì trụy tim...

Cộng đồng và nhiều dân cử thương tiếc chàng sinh viên trẻ Nguyễn Ngọc Phú, nên Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa đã vận động để Quốc Hội Cali thông qua dự luật đặt tên đường với chữ Việt cho tên của cố sinh viên Nguyễn Ngọc Phú: "Nguyen Ngoc Phu Human Right Memorial Highway" trên Freeway 22.”

Nhiều thành phố khác cũng có những cách bày tỏ tương tự, khi một cảnh sát chết trong công vụ, vân vân.

Câu hỏi nên nêu ra là: nhuũng gì xảy ra tại Hoa Kỳ, khi 58,000 chiến binh Hoa Kỳ hy sịnh trong Cuộc Chiến Việt Nam? Với một dân tộc giàu cảm xúc như Hoa Kỳ, đó sẽ là những trận động đất lớn, vết thương rất khó hàn gắn.

Và những đau đớn nào đối với nhiều ngàn chiến binh Hoa Kỳ mất tích, hay bị VC bắt làm tù binh?

Báo chí, truyền hình sẽ nói hàng ngaỳ, sẽ phỏng vấn các gia đình tử sĩ hàng ngày, sẽ theo dõi để phỏng vấn các viên chức Bạch Ốc, Quốc Hội... liên tục.

Tác động xã hội phải nói là kinh khủng.

Sách “The Vietnam Wars” của Kevin Ruane, do nhà xuất bản Manchester University Press in năm 2000, trang 166 kể rằng:

“Hơn 26 triệu nam thanh niên Hoa Kỳ tới tuổi quân dịch trong Cuộc Chiến việt Nam; trong đó, 2.15 triệu nam thanh niên vào Cuộc Chiến VN, 1.6 triệu người giữ nhiệm vụ tác chiến. Những người tham chiến và hcết trong đó phần lớn là thành phần nghèo, học kém và da đen... Đó cũng là một quân đội tuổi vị thành niên -- hơn 60% chiến binh Mỹ tử trận ở VN là từ 17 tuổi tới 21 tuổi, và tuổi trung bình các chiến binh Mỹ tham chiến là 19 tuổi, tức là trẻ hơn từ 5 tới 7 năm so với những cuộc chiến Hoa Kỳ khác.”(hết trích dịch)

Đó là thóng kê từ sách giaó khoa của Đại Học Mỹ. Chúng ta hiểu được rằng, những người không phải đi quân dịch thời đó đều là thành phần khá giả, có điều kiện tránh né cuộc chiến -- thí dụ, chàng trai Bill Clinton, người sau này trở thành Tổng Thống Mỹ, lúc đó hoãn dịch vì học cao hơn và rồi sang Anh quốc du học. Hay chàng trai George W. Bush, người sau này cũng trở thành Tổng Thống Mỹ, đươc miễn tham dự Cuộc chiến VN vì là Vệ Binh tiểu bang Texas, một hình thức điạ phương quân, nếu so sánh với mô hình quân đội VNCH.

Trong khi đó, sách “Light at the End of the Tunnel: A Vietnam War Anthology,” biên tập bởi Andrew Jon Rotter, in năm 1999, mô tả chi tiết hơn, nhìn sâu hơn về các thị trấn Mỹ phải gánh chịu tang tóc.

Các miền nông thôn và thị trấn nhỏ Hoa Kỳ có số lượng thanh niên tham chiến và tử trận ở VN nhiều hơn các thành phố lớn, và nhiều hơn cả các khu ngoại ô của giới lao động thành thị.

Bộ sách hướng dẫn về tượng đài Vietnam Memorial ghi tên và thị trấn các chiến binh Mỹ tử trận ở VN.

Một trang trung bình có tên của 5 hay 6 thành niên từ các thị trấn như:

Alma, tiểu bang West Virginia (thị trấn này có dân số 296 người); Lost Hills, Calif. (dân số 200 người), Bryant Pond, Maine (dân số 350 người), Tonalea, Arizona (dân số 125 người), Boring, Oregon (dân số 150 người), Clayotn, Kansas (dân số 127 người), và vân vân.

Trong thập niên 1960s, chỉ có 2% dân Mỹ sống ở các thị trấn có dân số dưới 1,000 người.

Như thế, với dân tôc giàu xúc động như Hoa Kỳ, con số 58,000 tử sĩ là một gánh nặng kinh khủng.

Khi một chiến binh Mỹ tử trận hay bị mất tích, hay bị bắt làm tù binh, cả thị trấn tới gặp gia đình để chia buồn, an ủi... Vị mục sư tổ chức những buổi cầu nguyện hàng đêm, và rồi với thời gian nguôi ngoai là hàng tuần, hàng tháng...

Hãy nhớ dân tộc Hoa Kỳ quý trọng mạng người, chứ không phảỉ như các chế độ CSVN, Trung Quốc, Bắc Hàn...

Và với thời gian, những ngừơi Việt sống tại Hoa Kỳ trước năm 1975 biết ngay rằng, người dân Mỹ bình thường chỉ muốn rút quân Mỹ về. Họ thấy, đó là cuộc chiến của nước khác, của người khác, và thanh niên Mỹ không cần tham chiến.

Khi lòng dân Mỹ đã chuyển động rồi, các chính khách Mỹ phải tìm cách kết thúc cuôc chiến.

Khi Richard Nixon tranh cử Tổng Thống năm 1968, ông cam kết sẽ có "peace with honor" (hòa bình với danh dự) cho Cuôc5 Chiến VN và tuyên bố “tân chính phủ sẽ kết thúc cuộc chiến và tìm được hòa bình cho Thái Bình Dương.” (Schulzinger, Robert D. (2003). A Companion to American Foreign Relations. Oxford)

Và rồi Nixon (cùng với người thân tín là cố vấn an ninh quốc gia và sau là Ngoại Trưởng là Henry Kissinger) góp phần kết thúc Cuộc Chiến VN theo kiểu chúng ta đã thấy.
29/04/2014

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.