Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 16 January 2014

Đoàn Văn Vươn: Xuân về, ai còn nhớ?

Xuân về, ai còn nhớ đến gia đình nạn nhân
 Đoàn Văn Vươn?!
 
Ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Đoàn Văn Vươn.
 
Hôm nay là những ngày đầu Xuân của năm 2014; nhưng cũng là những ngày cuối của năm Quý Tỵ, chỉ còn hai tuần lễ nữa, người Việt chúng ta lại đón Xuân Giáp Ngọ. Người viết âm thầm tự hỏi, không biết trong chúng ta có còn ai nhớ đến gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn, hiện vẫn còn ở trong nhà tù của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội?!
Một cái Tết này nữa, kể từ cái Tết Nhâm Thìn, 2012 cho đến Tết Giáp Ngọ, là ba cái Tết, mà cả anh em nhà họ Đoàn vẫn nằm trong khám lạnh, còn vợ con của họ, thì phải đón Xuân trong nỗi ngậm ngùi, cay đắng, vì vợ vắng chồng, con thiếu cha. Trong những nỗi xót xa ấy, thì có lẽ những cựu tù “cải tạo” , và những thân nhân của họ đã từng nếm trải những tháng năm dài tù đày, họ đã thấu hiểu, và còn nhớ những nỗi đớn đau của những nạn nhân ở trong tù, cũng như những dòng nước mắt của người Cha, người Mẹ, của vợ con, anh chị em ruột thịt của các vị là Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời nước mắt và lộn cơm trong những bữa ăn của những ngày Xuân. Nhưng dòng nước mắt ấy, đã rơi xuống, chan hòa trong những chén cơm vì nhớ thương, đau xót cho người thân của mình đang phải ở trong những nhà tù “cải tạo”!
Bao nhiêu năm dài đã trôi qua, nhắc lại những thảm cảnh bi thương ấy, người viết nghĩ rằng, có lẽ các vị không  thể nào quên, mặc dù có một số người sau khi được ra hải ngoại, họ đã trở về Việt Nam với nhiều lý do khác nhau… Và có vị đã nhớ cho đến chết. Họ đã mang theo xuống tận đáy mồ ở khắp nơi, trên những xứ tạm dung!!!
Những cảnh tù đày oan nghiệt ấy, suốt gần 39 năm qua, cho đến hôm nay mà đảng Cộng sản Hà Nội chưa hề có một lần nhắc tới về sự bỏ tù những người vô tội. Vô tội, vì các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa chỉ là những người phải chiến đấu để tự vệ, để bảo vệ đồng bào trước đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt. Ngày ấy, theo Hiệp định Genève, 20/7/1954, đất nước bị phân ly, nhưng cũng từ đó, cả hai miền Nam-Bắc đã trở thành hai nước, hai quốc gia, hai thể chế khác nhau. Nhưng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa không xua quân ra Bắc, như nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã làm.
Xin hãy nhìn xem hai miền: Đông và Tây Đức, họ không cần phải xua quân đánh giết lẫn nhau, để rồi sau bao nhiêu năm, họ đã thống nhất trong hòa bình, họ đã chung sống và chung tay xây dựng đất nước của họ trở thành một quốc gia cường thịnh tại Âu Châu. Còn đảng Cộng sản Hà Nội, là đảng cầm quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau khi đã bất chấp tất cả những Hiệp định, mà chính họ đã ký kết và cam đoan tuân thủ, nhưng họ đã xua quân xâm lăng và cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hòa, nhưng thử hỏi, suốt gần 39 năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã làm được những gì cho toàn dân? Câu trả lời là KHÔNG.
Một sự thật không ai có thể phủ nhận: Nếu toàn dân Việt có được một cuộc sống như người dân miền Nam dưới thể chế Cộng Hòa, qua chính sách Dinh Diền mà mọi người có thể tìm thấy lại với những thước phim xưa cũ, thì ngày nay, làm gì có những người “dân oan”, làm gì có những cảnh đời cơ cực, lầm than, đói khổ như mọi người đã chứng kiến. Và làm gì có một gia đình nạn nhân  Đoàn Văn Vươn. Bất công trùng điệp những bất công. Đảng Cộng sản Hà Nội đã từng hô hào “giải phóng miền Nam”. Thế nhưng, sau ngày 30/4/1975, thì không những người dân miền Nam đã phải gánh chịu với vô vàn những đau thương, tang tóc, mà người dân của miền Bắc, họ cũng không khá gì hơn. Nhưng có một điều hiển nhiên, là chỉ có những gia đình, thân nhân của hàng đảng viên, “cán bộ cao cấp” của đảng Cộng sản, thì được sống trong giàu sang tột đỉnh trên những cảnh đời khốn khổ của đa số người dân đang ngày đêm đói rách, hàng ngày phải mò cua, bắt ốc… hoặc nằm đường, ngủ chợ… như những đứa trẻ phải nhặt từng hạt cơm thừa của các “đại gia” Cộng sản, để đỡ đói!
Những cuộc đời khốn cùng ấy, không hề có ngay dưới chế độ của “thực dân” Pháp ngày nay. Bởi vì, tất cả những người Việt Nam, một khi đã được chính phủ Pháp chấp nhận là Tỵ nạn Chính trị, được định cư tại Pháp, mọi người đều được hưởng quy chế như nhau. Nếu chưa có việc làm, hoặc những người già trên 65 tuổi, dù không hề có một ngày làm việc trên đất Pháp, nhưng họ đều được lãnh một số tiền trợ cấp tối thiểu là 780 Euros (bảy trăm tám mươi đồng Âu kim); số tiền này, được cho thẳng vào trương mục riêng của họ. Ngoài ra, chính phủ lo cho có nhà ở đủ tiện nghi, bệnh tật có thể dùng điện thoại gọi bác sĩ đến tận nhà để khám bệnh cho thuốc, mà không tốn đồng xu cắc bạc nào cả. Riêng những người già, những người bệnh tật, không tự lo cho bản thân được, thì họ được Văn Phòng Xã Hội cho người đến tận nhà, để tắm rửa, lau nhà, rửa chén, nấu ăn, rồi đưa thức ăn, nước uống tận miệng.
Riêng đối với những đứa trẻ, đều được nuôi từ khi mới bốn tháng nằm trong lòng mẹ, cho đến khi vào Đại học và ra trường. Vì thế, chỉ có những đứa trẻ lười biếng, hay bị “bệnh ngu” di truyền, nên không thể theo đuổi con đường học vấn mà thôi.
Sở dĩ người viết phải viết ra như vậy, là để cho mọi người thấy được chính sách của đảng Cộng sản Hà Nội thực sự đã thua quá xa chính sách của “thực dân” Pháp.
Nhưng có hai trường hợp cần phải nhắc tới. Đó là hoàn cảnh của gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn và vụ án Đồng Nọc Nạn dưới thời Pháp thuộc xưa kia, mà có lần người viết đã nói đến. Hôm nay, nhân dịp Tết Giáp Ngọ sắp tới, nhớ lại cái Tết Nhâm Thìn, 2012, là ngày anh em của nhà họ Đoàn đã phải bị mất nhà cửa, và còn phải bị vào tù cho đến hôm nay, người viết nghĩ rằng, anh em nạn nhân Đoàn Văn Vươn cũng sẽ phảỉ  thêm lần thứ ba “ăn Tết” trong nhà tù. Vì thế,  người viết muốn nhắc lại vụ án Đồng Nọc Nạn năm xưa:
Đồng Nọc Nạn, là tên một cánh đồng thuộc làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Cánh đồng này nằm trên đường Bạc Liêu, Cà Mau, với con rạch Nọc Nạn. Cánh đồng là nơi diễn ra sự kiện đồng Nọc Nạn, là một vụ tranh chấp đất đai giữa điền chủ và chính quyền địa phương, dẫn đến vụ đụng độ khiến cho nhiều người đã phải thiệt mạng vào năm 1928. Sự kiện này dẫn đến vụ án Nọc Nạn. Sau đó tòa án “thực dân” Pháp đã xử gia đình người nông dân thắng kiện.
Trở lại vụ án năm xưa ấy, là Vụ án Nọc Nạn (tiếng Pháp: “l’Affaire de Phong Thanh”). Đây là vụ tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức, và bên kia là giới địa chủ cường hào ác bá và quan chức (thực dân Pháp) cùng tham quan Nam triều. Vụ án gây thiệt mạng nhiều (5 ?) người, trong đó có một quan chức người Pháp, là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ, dưới thời Pháp thuộc.
Trong phiên xử này, Luật sư Tricon, một người Pháp đã nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại:
 ”Họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý”.
Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Nhưng không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur...)”
Còn công tố viên Moreau đề nghị tòa hãy thận trọng, nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói:
“Tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào”.  Rồi ông đề nghị tòa tha bổng Biện Toại.
Khi viết lên những dòng này, người viết chỉ ước mong sao cho sớm có một thể chế mới tốt đẹp tại Việt Nam, để không còn cảnh người bóc lột người - người quyền thế giết người vô tội, để không còn những gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn, không còn những Đặng Ngọc Viết nữa. Và ước mong có một chính sách Dinh Diền được tái lập tại Việt Nam, để mọi nông dân đều có ruộng vườn, được tự do trong việc nông tang, cho mọi nhà ấm no, con trẻ đều được cắp sách đến trường, để mai sau trở thành những công dân hữu dụng trong công cuộc xây dựng Quốc Gia mỗi ngày càng thêm phú cường. Chiếm được ngôi vị  là con Rồng Thiêng ở một góc Trời Đông Á.
  
Và chắc chắn lịch sử sẽ ghi chép cả hai vụ án Cựu và Tân Nọc Nạn. Để hậu thế, mãi mãi sẽ còn nhắc nhớ đến cả hai: Tòa án của đảng Cộng sản Hà Nội và tòa án của chế độ thực dân Pháp!
Paris, 15/01/2014
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 http://hon-viet.co.uk/HanGiangTranLeTuyen_XuanVeAiConNhoDenGiaDinhNanNhanDoanVanVuon.htm

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.