Ngày 19-1-1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, Trung cộng cho tàu chiến tấn công và đổ bộ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, càng ngày họ càng trở nên hiếu chiến, từng bước lấn chiếm các nơi khác và đơn phương xem Biển Đông là ao nhà. Thái độ hiếu chiến đang dẫn đến chiến tranh.
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Thursday 16 January 2014
Chiến Tranh Thử Thách và Cơ Hội Để Lấy Lại Hòang Sa.
Thursday, January 16, 2014
No comments
Ngày 19-1-1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, Trung cộng cho tàu chiến tấn công và đổ bộ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, càng ngày họ càng trở nên hiếu chiến, từng bước lấn chiếm các nơi khác và đơn phương xem Biển Đông là ao nhà. Thái độ hiếu chiến đang dẫn đến chiến tranh.
Nhân 40 năm tưởng niệm các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam Cộng
Hòa anh dũng chống trả quân Tàu. Bài viết này bình luận chiến tranh là thử
thách và cơ hội để chúng ta lấy lại Hòang Sa và có được tự do.
Vị
Thế Chiến Lược
Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao thông quốc tế. Bờ biển
Việt Nam một phía, phía bên kia là Hòang Sa và Trường Sa, bao phủ biển Đông. Kiểm
sóat được hai quần đảo là kiểm sóat được biển Đông, và là kiểm sóat được tuyến
đường hàng hải quốc tế đang càng ngày càng trở nên quan trọng.
Chính vì thế, từ ngàn xưa ông bà chúng ta đã cho hải
quân ra vào canh giữ hai quần đảo chiến lược này. Đến thời kỳ Pháp Thuộc, người
Pháp tiếp tục kiểm sóat trục lộ giao thông này.
Ngày 7.9.1951, tại hội nghị San Francisco Hoa Kỳ trước sự
hiện diện của phái đoàn gồm 51 quốc gia tham dự, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần
Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa”.
Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia nhỏ đang
chiến tranh, vì vậy miền Nam phải phụ thuộc vào chiến lược của Hoa Kỳ. Năm
1972, họ thay đổi chiến lược bắt tay với Tàu. Năm 1973, họ ký Hiệp Định Đình
Chiến Ba Lê, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền
Nam cho Khối Cộng sản.
Trong thế nước nhỏ đang chiến tranh, khi quân Tàu xâm
chiếm Hòang Sa, các binh sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng chiến đấu nhằm
xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày
19-1-1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra tuyên cáo lên án Trung Cộng
xâm lược và khẳng định chủ quyền trên quần đảo này: “… Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào
lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi,...”
Tuyên Cáo đưa ra nhận định:“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những
chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối
với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này
ngày nay đã trở thành sự thực.
Chiến
Lược Biển của Trung Cộng
Ba thập niên vừa qua, Trung cộng áp dụng mô hình phát
triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động rẻ, sản xuất
các mặt hàng giản đơn phục vụ xuất khẩu. Nền kinh tế từ đó bị lệ thuộc vào thị
trường xuất khẩu hàng hóa sang Âu Mỹ và nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ khắp
nơi trên thế giới.
Hải trình xuyên qua Biển Đông trở thành con đường xuất
nhập chủ yếu. Ước tính có trên 80 phần trăm số hàng hóa xuất nhập đều đi qua
tuyến đường này. Chính vì thế họ càng ngày càng lộ rõ tham vọng chiếm đóng biển
Đông.
Năm 1988 và 1989, khi Liên Sô sửa sọan rời khỏi Đông
Dương, họ đã tấn công và chiếm đóng một số nơi trên quần đảo Trường Sa của Việt
Nam.
Năm 1995, khi Hoa Kỳ rút khỏi những căn cứ tại Phi Luật
Tân, Trung cộng bắt đầu sử dụng quân sự tranh chấp bãi cạn Scarborough phía Tây
Bắc nước này.
Tháng 11-2003, Hồ Cẩm Đào lên tiếng cảnh cáo mưu đồ của
những cường quốc nhằm kiểm soát và phong tỏa quyền đi lại của tàu bè Trung cộng
qua lại eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương và Biển Đông. Hồ tuyên bố chủ quyền
và “lợi ích cốt lõi” Trung cộng tại Biển Đông, và đưa ra bản đồ có hình chữ U
xác định biên giới bao gồm tới 80 phần trăm Biển Đông. Gần 2000 cây số bờ biển
Việt Nam bị nó che phủ và chữ U kéo dài xuống tận Nam Dương, Mã Lai..
Với lập luận: “Trung
Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung
quanh, và được hưởng chủ quyền, quyền tài phán với các vùng nước liên quan cũng
như đáy biển của nó”, họ tự cho phép quyền bảo vệ an ninh quốc gia trên Biển
Đông, quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên tự nhiên gồm nguồn lợi thủy sản,
dầu, khí và khoáng sản ở trên hoặc nằm dưới đáy biển.
Họ tuyên bố có “toàn quyền” trên các quần đảo Hòang Sa
và Trường Sa, và thành lập Thành phố Tam Sa làm trung tâm kiểm sóat biển Đông.
Họ tự đóng tiềm thủy đỉnh nguyên tử, tầu đổ quân, xây dựng hàng không mẫu hạm,
thử nghiệm phản lực cơ tàng hình, cũng như cho xây dựng phi trường quân sự trên
quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Từng bước Trung cộng biến khu vực Biển Đông thành một
khu vực do họ chiếm đóng. Họ cắt dây cáp và gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí
trên thềm lục địa Việt Nam. Ngày 22/7/2011, trong khi chiến hạm ISN Airavat
của Ấn Độ đang trên đường vào cảng Hải Phòng chỉ cách bờ biển Việt Nam 45
hải lý (83km) thì bị cảnh cáo là “vi phạm
hải phận Trung Quốc”.
Họ cho Tàu chiến xâm phạm hải phận các quốc gia trong
vùng. Họ cấm ngư dân đánh cá, bắn vào tàu đánh cá và bắt bớ ngư phủ Phi Luật
Tân và Việt Nam. Và đặc biệt họ cho sử dụng hằng chục ngàn các đòan tàu đánh cá
dàn trải khắp biển Đông như một cách tuyên bố chủ quyền.
Sửa
Sọan Chiến Tranh
Ngay sau khi nắm quyền vào tháng 11-2012 Tập Cận Bình
cho tăng cường quốc phòng sửa sọan đương đầu với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh.
Hội nghị Trung ương tháng 11-2013 quyết định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc
Gia do Tập Cận Bình làm chủ tịch. Hội Đồng này bao gồm tất cả các lực lượng vũ
trang và tuyên truyền nhằm tham mưu cho đảng Cộng sản sửa sọan chiến tranh.
Một số nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng Trung cộng đang
thiết lập một cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp sẵn sàng đáp ứng khi có chiến
tranh. Họ xây dựng các kho vũ khí công nghệ cao, vũ khí hạt nhân, tầu đổ bộ, ưu
tiên cho chiến tranh di động tổng hợp và tác chiến tấn công trên biển và trên
không.
Ngày 23-11-2013, Trung cộng ra thông báo thiết lập một
vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông ở khu vực quần đảo Senkaku mà
Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Khu vực này thuộc Nhật Bản. Thông báo này ngay lập
tức đã bị Nhật bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Phi Luật Tân lên tiếng phản đối.
Cùng lúc Trung cộng đơn phương quy định tàu cá và
tàu khảo sát nước ngoài khi đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản
lý đều phải xin phép. Khu vực này bao gồm Hòang Sa và Trường sa với diện
tích lên đến 2 triệu cây số vuông, với nhiều tuyến đường hàng hải, với nguồn
hải sản nuôi sống hằng triệu cư dân và một nguồn trữ lượng dầu khí vô cùng
to lớn.
Đây là một thách thức cho tòan thế giới vì quy định này
đã vi phạm quyền tự do và luật quốc tế về biển. Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật bản và Hoa
Kỳ đã lên tiếng phản đối quy định này. Cũng cần nhắc Phi Luật Tân đã chính thức
thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung cộng bằng cách kiện ra tòa án
quốc tế.
Hôm nay 16-01-2014, Trung cộng xác nhận đã cho bay thử
thành công thiết bị mang hỏa tiễn siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng
xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện thời. Như vậy họ là quốc gia thứ hai chỉ
sau Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công lọai vũ khí siêu tốc. Trên lý thuyết lọai
vũ khí này nếu được mang ra sử dụng có thể chỉ mất 45 phút
bay từ Bắc Kinh tới thủ đô Washington.
Đồng thời, Hải Quân Trung cộng không chỉ giới hạn tầm họat
động trong vòng Biển Đông, càng ngày họ càng gia tăng xuất hiện tại Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương. Cách hành xử thô bạo và bành trướng cả quân sự lẫn khu vực chiếm
đóng của Trung cộng đang gây quan tâm đến an ninh và nền hòa bình thế giới.
Chiến
Lược Biển của Hoa Kỳ.
Từ thời lập quốc Hoa Kỳ vẫn chủ trương tự do thương mãi
và tự do hàng hải. Để bảo vệ quyền lợi và mở rộng tầm ảnh hưởng hàng hải, Hoa kỳ
cho xây dựng một lực lượng Hải Quân mạnh nhất thế giới về cả lượng lẫn phẩm.
Khả năng của Hải Quân Hoa Kỳ hơn khả năng Hải Quân của tất
cả các quốc gia Âu Châu cộng lại và vượt xa khả năng của Hải Quân Trung cộng. Hải
quân Hoa kỳ không chỉ có khả năng chiến đấu trên biển còn khả năng và nhiều
kinh nghiệm tấn công từ biển vào lục địa.
Hoa Kỳ có tất cả 11 Hạm Đội với hàng không mẫu hạm. Đệ
Tam và Đệ Thất Hạm Đội họat động trong khu vực Thái Bình Dương. Đệ Thất Hạm Đội
còn được gọi là Hạm Đội Thái Bình Dương. Lẽ đương nhiên Hoa Kỳ không thể để
Trung Cộng gia tăng vi phạm lợi ích quân sự, kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ tại
biển Đông.
Chiến
Lược Quay Lại Á Châu
Tháng 2/2009, trong chuyến công du châu Á Ngọai trưởng
Hoa Kỳ Hillary Clinton nhấn mạnh lợi ích Hoa Kỳ đối với tự do hàng hải và đến
việc mọi quốc gia cần tôn trọng luật biển quốc tế. Bà cho biết chính phủ Hoa Kỳ
sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Châu Á để thuyết phục Trung cộng
theo đường lối đa phương và hòa bình trong tranh chấp tại Biển Đông. Như thế
các quốc gia trong vùng sẽ tạo được tiếng nói chung đối thọai trong hòa bình với
Trung cộng.
Ngày 24-10-2010 tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực Đông Nam
Châu Á ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton tái xác định quyền lợi Hoa Kỳ tại
Biển Đông, phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung cộng và cho biết Hoa Kỳ đã chuẩn
bị thúc đẩy các đàm phán đa phương nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền các
quần đảo tại Biển Đông.
Ngày 22-7-2011, tại Hà Nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary
Clinton kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lý cho
tuyên bố chủ quyền của mình. Bà Clinton cho rằng những tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Châu Á phải phù hợp với Công ước Liên hiệp
quốc về Luật Biển năm 1982. Bà còn cho biết giải quyết tranh chấp bằng đường lối
hòa bình là phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ.
Trong nhiệm kỳ 1 của Tổng Thống Obama, đóng góp lớn nhất
Ngọai trưởng Hillary Clinton là chiến lược quay lại Á Châu. Một chiến lược bao
gồm cả kinh tế, giáo dục, ngọai giao, chính trị và quân sự.
Sang đến nhiệm kỳ 2, mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ gặp nhiều
khó khăn trong việc thông qua ngân sách quốc gia, nhưng chiến lược quay lại Á
Châu của Ngọai Trưởng Hillary Clinton đã được lưỡng đảng Hoa Kỳ đồng thuận
thông qua.
Chính phủ Hoa Kỳ đã cho điều quân khỏi A Phú Hãn và
Iraq, dành ưu tiên cho các họat động quân sự tại Biển Đông. Họ khuyến khích các
quốc gia trong vùng gia nhập Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TTP) xây dựng một
khu vực kinh tế tự do bao trùm khu vực Thái Bình Dương. Họ cho tăng cường ngọai
giao và viện trợ. Và đặc biệt khuyến khích các quốc gia giải quyết các tranh chấp
bằng phương cách hòa bình như đàm phán đa phương, qua các diễn đàn quốc tế hay
đưa ra tòa án quốc tế phân xử.
Chiến lược của Hoa Kỳ đã và đang bị thách thức bởi các
hành động leo thang bạo lực của nhà cầm quyền Bắc Kinh, các hành động dễ dàng dẫn
đến chiến tranh.
Bắc
Kinh Tứ Bề Thọ Địch
Giao Thương Quốc Tế càng phát triển thì tuyến đường hàng
hải qua Biển Đông càng trở nên quan trọng cho việc phát triển kinh tế của các
quốc gia có bờ biển dọc theo biển Đông. Ngọai trừ Việt Nam và Bắc Hàn, các quốc
gia khác đều là các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia luôn sát cánh với
Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến và đều có những cam kết quân sự với Hoa Kỳ. Việc
Trung cộng gia tăng quân sự trực tiếp đe dọa và gây hấn các quốc gia này chính
là trực tiếp đe dọa đến quyền lợi của Hoa Kỳ.
Quan sát phương cách hành xử hiếu chiến của Trung cộng,
thế giới đang nhận ra Trung cộng là mối đe dọa cho nền hòa bình biển Đông và Thế
giới. Nhiều quốc gia trên thế giới tìm cách gia tăng khả năng quân sự hay tìm
cách liên kết với Hoa Kỳ vừa để bảo vệ chính mình, vừa để cô lập Trung cộng.
Trung Hoa không phải là một quốc gia thuần nhất. Nó bao
gồm nhiều lãnh thổ đang bị chiếm đóng, người dân các quốc gia Tây Tạng, Tân
Cương, Mông Cổ… đang đứng lên giành lại độc lập. Người dân các sắc tộc khác
cũng đang đứng lên đòi hỏi một thể chế tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Nhìn
chung nhà cầm quyền Bắc Kinh đang tứ bề thọ địch.
Khi nhà cầm quyền Bắc Kinh gặp khó khăn thay vì tìm các
giải pháp ôn hòa giải quyết, họ lại trở nên hung tợn hơn, trở nên hiếu chiến
hơn và dễ dàng trở thành kẻ khai chiến.
Chiến
Tranh! Chiến Tranh! Chiến Tranh!
Khi các giải pháp chính trị, giải pháp ngọai giao bất
thành thì giải pháp quân sự ắt sẽ xẩy ra.
Trong một cuộc họp báo ngày 9-1-2014, Phát ngôn
Viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki cho biết: "Việc đưa ra các hạn chế đối với hoạt động ngư nghiệp
của các quốc gia khác tại các khu vực tranh chấp của Biển Đông là
hành động khiêu khích và có khả năng nguy hiểm. … tất cả các bên liên
quan cần tránh có các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng
thằng và cản trở khả năng giải quyết các khác biệt thông qua con
đường ngoại giao hay bằng các biện pháp hòa bình khác".
Tính hiếu chiến của Trung cộng đã tăng thêm mức độ
nghiêm trọng: khiêu chiến. Giữa
tháng 12-2013 một tàu chiến Trung cộng đã tách khỏi nhóm tàu hộ tống hàng không
mẫu hạm Liêu Ninh. Chiếc tàu này cố tình tiến thẳng đến đâm vào tuần dương hạm
Hoa Kỳ USS Cowpens (CG-63). Buộc tuần dương hạm Hoa Kỳ phải bẻ lái chuyển hướng
nhằm tránh va chạm dễ dàng dẫn đến chiến tranh. Hành động này đã bị Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho là: “nguy
cơ đụng độ hoàn toàn có thể xẩy ra trong vùng Thái Bình Dương.”
Khi Trung cộng loan báo nới rộng khu vực phòng không
trong vùng lãnh hải đang tranh chấp tại biển Hoa Đông, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ
Joe Biden tuyên bố: “Thay mặt Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn khẳng định rõ ràng rằng chúng
tôi không công nhận khu phòng không này. Việc Trung Quốc tuyên bố khu phòng
không sẽ không mảy may ảnh hưởng đến các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi
cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng Hoa Kỳ trông đợi Trung Cộng sẽ không có hành động
có thể làm tăng căng thẳng và làm nguy cơ căng thẳng leo thang.”
Trong phiên điều trần về biển Đông hôm thứ ba
14-1-2014, các nghị sỹ và dân biểu đã chính thức lên tiếng Hoa Kỳ nhất định không để yên nếu Trung
Cộng sử dụng biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để đòi hỏi chủ quyền
trên biển Đông.
Trên là các dấu hiệu gần và rõ nhất chiến tranh sớm muộn
sẽ xảy ra. Chiến tranh sẽ không trực tiếp xẩy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến
tranh sẽ giúp Hoa Kỳ xây dựng lại uy tín và giữ vững danh hiệu cường quốc số 1
thế giới. Chiến tranh sẽ giúp Hoa Kỳ bán vũ khí cho các quốc gia trong vùng.
Chiến tranh sẽ giúp nhân dân Hoa Kỳ đòan kết quên đi những khó khăn, những bất
đồng nội trị. Nhà cầm quyền Bắc Kinh là chủ nợ của Hoa Kỳ, các khỏan nợ này sẽ
được khấu trừ vào khỏan bồi hòan chiến phí tương lai.
Bắc Hàn là một quốc gia cộng sản khác. Mới hôm qua thứ
Tư 15-1-2014, phát ngôn viên Bắc Hàn cảnh cáo bất kỳ cuộc tập trận quân sự Hoa
Kỳ và Nam Hàn có thể sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân gây thiên tai và thảm họa
ngoài sức tưởng tượng.
Như vậy chiến tranh trong vùng cũng sẽ là cơ hội để Hoa
Kỳ xóa bỏ các thể chế cộng sản cuối cùng. Đây chính là điều quan trọng nhất để
Hoa Kỳ thực hiện chiến lược tòan cầu mà họ luôn đeo đuổi: mang tự do dân chủ đến
cho mọi người trên khắp thế giới.
Nhìn chung vì lợi ích ngắn hạn và dài hạn Hoa Kỳ sẽ không
gây chiến, nhưng sẽ chủ động trong chiến tranh. Thái độ nhường nhịn của Hoa Kỳ
hiện này là để được chính danh và được sự ủng hộ của các cường quốc Tây phương.
“Việt
Nam không hai lòng với Trung Quốc.”
Trở lại Việt Nam, ngày 17/12/2013 vừa qua, báo chí trong
nước loan tin ông Nguyễn Văn Thơ, đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng, khi về nước
tham dự Hội nghị Ngọai Giao, đã tuyên bố: “Việt
Nam không hai lòng với Trung Quốc.” Một tuyên bố đã nói lên thực trạng Việt
Nam.
Gần đây, Hà Nội có 1 số phản ứng với Trung cộng là vì
nguồn dầu thô hằng năm mang về hằng chục tỷ Mỹ Kim đã bị Trung cộng ngăn chận
khai thác. Thiếu ngọai tệ thâu được từ dầu thô là thiếu tiền nuôi dưỡng các bộ
máy“Đảng”, bộ máy nhà nước, bộ máy công an,…
Trên thực tế đảng Cộng sản Việt Nam luôn lệ thuộc vào tư
tưởng, vào chính trị, vào kinh tế Trung cộng, bởi thế họ khó có thể thay lòng đổi
dạ. Chả thế bà con ta mới có câu :”theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất đảng”.
Thật vậy, họ đã công khai cho phép quân đội, công an Tầu
lập đồn xây lũy khắp nơi, ngày 20-12-2013, Đài Á Châu Tự Do phải lên tiếng báo
động: “…ngay trên hai con đường có tên
Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu
cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.”
Mặc cho Trung cộng đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên
biển Đông, ảnh hưởng đến đời sống của hằng triệu người sống ven biển. Mặc cho hải
quân Tầu bắn giết, bắt bớ ngư dân Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ lên tiếng
cho có, chưa bao giờ có phản ứng để bảo vệ ngư dân. Họ đã để mất nhiều cơ hội
Quốc tế hoá Biển Đông và tình trạng Việt Nam mất Biển Đông càng ngày trở nên trầm
trọng hơn.
Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản và vẫn là một mối
đe doạ cho nền hoà bình thế giới. Các tài liệu công khai và chính thức của đảng
Cộng sản Việt Nam luôn một cách vu vơ coi các quốc gia cổ vũ tự do là các thế lực
thù địch và ngược lại Trung cộng là nước đồng chí anh em.
Khi chưa có một Hiến Pháp Tự Do, một Quốc Hội Độc Lập,
chưa có tự do bầu cử, chưa có người cầm quyền chính danh, thì Trung cộng vẫn đứng
trong hậu trường thu xếp lèo lái giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, để giới này
thực thi chiến lược bành trướng và bá quyền cho Trung Cộng.
Trong tình hình hiện nay nếu chiến tranh xẩy đến đảng Cộng
sản sẽ đứng về phía Trung cộng. Họ không
đứng về phía Hoa Kỳ, Đồng Minh và dân tộc Việt, vì nếu thế họ sẽ phải thực tâm
tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ và trao trả các quyền tự quyết cho dân tộc.
Một chính phủ muốn được sự ủng hộ và trở thành Đồng Minh với Hoa Kỳ thì chính
phủ đó cần chính danh qua các cuộc bầu cử tự do.
Ngược lại, đại đa số dân Việt đang vận động để Việt Nam
thoát khỏi kiếp chư hầu Trung cộng. Giới luật gia trí thức vận động quốc tế hóa
Biển Đông. Giới báo chí mang thông tin, tạo quan tâm đến quần chúng đồng bào.
Giới quân đội đòi chuyên môn hóa, hiện đại hoá quân đội, để giữ nước, để bảo vệ
ngư dân không bị quân đội Trung cộng áp bức. Giới trí thức, sinh viên thanh
niên, xuống đường đòi trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.
Phong Trào đấu tranh giữ nước đã liên kết với Phong Trào
đấu tranh chính trị đòi tự do dân chủ. Nếu có chiến tranh chính nghĩa dân tộc sẽ
là vũ khí sắc bén nhất cho những người đấu tranh vận động tòan dân đứng lên vừa
giữ nước, vừa giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh sẽ kết thúc. Lực lượng Đồng Minh sẽ chiếm
Hòang Sa và Trường Sa. Và theo luật quốc tế sẽ trao trả cho chính phủ tự do đại
diện cho tòan dân.
Không ai muốn chiến tranh. Nhưng rõ ràng chiến tranh vừa
là một thách thức vừa là một cơ hội để Việt Nam giành lại lãnh thổ đã bị hai đảng
Cộng sản Việt Tàu sử dụng quân sự chiếm đóng.
Thách thức của các lực lượng đấu tranh dân chủ là làm
sao chúng ta có thể thực hiện được cả hai mục tiêu trong điều kiện và tình hình
chuyển biến của đất nước và quốc tế.
Muốn thực hiện được cả hai mục tiêu chúng ta phải chủ động
liên kết hành động. Năm 2014 là năm của hành động.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/1/2014
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment