Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 9 September 2013

Đánh hay không đánh?

FIGHT OR FLIGHTKhông ý thức được việc phải chọn một trong hai giải pháp "đánh" hay “không đánh" là đang đứng sân khấu, đóng một vai trong kịch bản Hội Nghị Diên Hồng, nhưng người Mỹ -nhất là các chính khách- có vẻ thích thú lắm với vở tuồng này.
Hôm thứ Ba 9/03, ngoại trưởng John Kerry nói với các nghị sĩ, "giải pháp không đánh nguy hiểm hơn giải pháp đánh." Kerry nói như vậy trong lúc ông cùng với tổng trưởng quốc phòng Chuck Hagel, và đại tướng Martin E. Dempsey điều trần trước Thượng Viện trong khuôn khổ cuộc thảo luận xem, nên hay không nên trừng phạt tổng thống Syria, Bashar al-Assad về việc ông này sử dụng vũ khí hóa học (VKHH) tàn sát thường dân.


                                           
                             Martin E. Dempsey - Chuck Hagel - John Kerry


Cả 3 nhân vật này đều là quân nhân hay cựu quân nhân, hai vị tổng trưởng là những sĩ quan đã tham chiến tại Việt Nam, và tướng Dempsey có thành tích nhiều lần viễn chinh Trung Đông. Chủ trương của họ là "đánh"; họ cho là giải pháp "không đánh" nguy hiểm hơn, vì không trừng phạt al-Assad là khuyến khích các lãnh tụ Bắc Hàn và Iran trở thành liều lĩnh, ngổ ngáo, vì quan điểm cho là Hoa Kỳ chỉ là con cọp giấy, không đáng sợ.


Hôm nay điều trần trước tiểu ban Ngoại Giao Thượng Viện, nhưng ngày trước ông Kerry đã từng là chủ tịch tiểu ban này, ông Hagel là thành viên; và năm 2013 họ đã chuẩn thuận cho tổng thống George W. Bush tấn công Iraq -quyết định 10 năm sau bị dư luận coi là sai lầm.
"Dĩ nhiên tôi vẫn không quên Iraq, tổng trưởng Hagel cũng không quên," Kerry nói, không để một thành viên tiểu ban ngoại giao có dịp nhắc lại sai lầm cũ. "Ngày đó chúng tôi ngồi đây biểu quyết chuẩn thuận. Vì lỗi lầm đó mà không khi nào chúng tôi còn xin Quốc Hội biểu quyết thuận, căn cứ trên những tin tình báo sai lầm. Lần này cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cân nhắc đi, kiểm soát lại từng li, từng chút.
"Do đó tôi có thể thưa với quý vị là những chứng cứ chúng ta thu thập rất chính xác, chính xác trên mọi ngờ vực; chúng ta biết việc al-Assad ra lệnh cho binh sĩ của ông ta mang mặt nạ chống hơi độc, ông ta còn có những chuẩn bị khác rõ rệt là để sử dụng vũ khí hóa học (VKHH).
"Chúng ta cũng biết hỏa tiễn hóa học đến từ quốc gia nào, vào thời điểm nào; chúng ta còn có cả bản đồ ghi nhận những địa điểm mục tiêu của cuộc tấn công hóa học: toàn bộ số hỏa tiễn hóa học đều bắn vào những khu vực do quân nổi dậy kiểm soát -không hoả tiễn nào rơi vào khu vực thân chính phủ -chứng cứ đó rất xác thật."


Tổng trưởng quốc phòng Hagel nêu lên đường giây kết nối giữa những chính phủ độc tài với các tổ chức khủng bố; ông lo ngại là nếu Hoa Kỳ thiếu một chính sách quyết liệt đối phó với VKHH, những quân nhân Hoa Kỳ đang có mặt tại Trung Đông sẽ trở thành nạn nhân. Ông đồng ý với ông Kerry là các lãnh tụ độc tài khác sẽ táo bạo hơn trong việc sử dụng VKHH, nều Assad không bị trừng phạt.

Hagel cảnh cáo là nếu lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Vân (Kim Jong Un) cũng tưởng là có thể sử dụng VKHH vô tội vạ thì số phận của 28,000 quân nhân Hoa Kỳ đang có mặt tại Nam Hàn sẽ vô cùng nguy hiểm.
"VKHH không chỉ là nguy cơ đối với nhân loại, mà còn là một đe dọa nghiêm trọng đối với nền an ninh của Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh. Chúng ta không thể không đối phó với cái hiểm họa các tổ chức khủng bố, như Hezbollah, tìm đường vào Hoa Kỳ, trang bị bằng VKHH."
Hagel nói với các nghị sĩ trong tiểu ban ngoại giao là Pháp, Thổ, Saudi Arabia, United Arab Emirates và nhiều quốc gia khác đang tình nguyện yểm trợ việc Hoa Kỳ đối phó với hiểm họa VKHH.

Mặc dù cả 3 viên chức hành pháp đều đồng ý chọn giải pháp "đánh", nhưng ông Kerry và tướng Dempsey lại không đồng ý với nhau về cách đánh; Kerry chủ trương võ trang thêm cho quân nổi dậy, Dempsey cho là việc trao vũ khí phòng không và chống chiến xa vào tay người Ả Rập là một nguy cơ cần tránh. Ông nói, "biết người nào là người tốt để võ trang cho họ."
Viên chức Quốc Hội dự đoán tiến trình điều trần, thảo luận và biểu quyết sẽ gay go và có thể kéo dài đến giữa tuần sau.
Bộ Quốc Phòng cho biết họ đã rút bớt một chiến hạm ra khỏi Địa Trung Hải, vì hỏa lực của 4 chiếc còn lại cũng quá đủ để hoàn thành sứ mạng.
Hành pháp sẽ còn phải thuyết phục để Quốc Hội tin rằng biện pháp trừng phạt sẽ làm al-Assad sợ mà không dám sử dụng VKHH nữa, chứ không chọc cho ông ta tức giận rồi trở thành liều lĩnh hơn, sử dụng nhiều VKHH hơn.


Điều tréo cẳng ngỗng trong việc lựa chọn thái độ "đánh" hay "đừng đánh" là con số các chính khách Cộng Hòa ủng hộ lập trường "đánh" của tổng thống Obama lại nhiều hơn các chính khách Dân Chủ. Cuộc thăm dò ý kiến của trung tâm Pew Research Center cho thấy.
Số các chính khách chủ hòa, chọn giải pháp “không đánh" nhiều hơn số chủ chiến, và chỉ có 290 chính khách Dân Chủ ủng hộ giải pháp "đánh" của ông Obama, trong lúc con số chính khách Cộng Hòa ủng hộ ông lên đến 350 người. Tuy nhiên, chung cuộc hai đảng vẫn đồng ý với nhau trong lập trường “không đánh.”

Chữ "đảng" đề cập đến một tập thể, nhưng chính tập thể đó cũng không thuần nhất: họ gồm nhiều cá nhân độc lập; trong số đảng viên Cộng Hòa, một số muốn "đánh", một số khác -đông hơn- muốn "đừng".
Đảng viên Cộng Hòa John Boehner, chủ tịch Hạ Viện, muốn đánh. Từ Bạch Cung ra, sau một cuộc thảo luận sôi nổi với Obama, ông tuyên bố, "phải làm cho kẻ thù của Hoa Kỳ hiểu là chúng ta không cho phép họ vượt qua một lằn mức nào đó." Ông muốn nói đến lằn vạch đỏ Obama vẽ ra và bảo al-Assad không được vượt qua. Vượt qua là bị đòn, bị đánh.


Boehner là đối thủ chính trị quyết liệt nhưng không xứng tay của Obama; nhược điểm của ông là hơi thật thà. Việc ông nuốt chửng chủ trương "đánh" của đối thủ nêu lên câu hỏi, "Boehner là một diễn viên trong vở kịch lịch sử HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG, nhưng Obama có là diễn viên như ông không? Hay ông ta là thầy tuồng? hai chữ mà sân khấu cải lương Nam Việt ngày trước thường dùng để chỉ định nhân vật vừa là kịch tác gia, vừa là đạo diễn của vở tuồng.
Nguyễn Đạt Thịnh
http://www.viendongdaily.com/chuyen-muc/nguyen-dat-thinh-ndt.html

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.