Mạch Sống, Ngày 29/08/2013
Theo tin của BPSOS, hai thượng nghị sĩ đã đồng ý bảo trợ Luật Nhân Quyền Ở Việt Nam ở Thượng Viện Hoa Kỳ. Hai Thượng Nghị Sĩ này, do cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh vận động, là John Boozman (Cộng Hoà – Arkansas) và Marco Rubio (Cộng Hoà – Florida).
Ngoài ra một số tổ chức người Việt ở Houston và Dallas-Fort Worth đang ráo riết vận động TNS John Cornyn (Cộng Hoà – Texas) đồng bảo trợ luật này.
BPSOS, tổ chức người Việt với tầm vóc hoạt động quốc gia ở Hoa Kỳ và quốc tế, cho biết là cuộc vận động ở Thượng Viện sẽ bắt đầu ngay khi Quốc Hội tái nhóm họp sau ngày Lễ Lao Động ở Hoa Kỳ.
“Các phái đoàn tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam 4 tháng 6 vừa qua đều đã nhận được các tài liệu để sử dụng cho cuộc vận động vào tuần tới”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.
Tuần lễ liền sau đó, BPSOS sẽ tổ chức các phái đoàn tiếp xúc các văn phòng thượng nghị sĩ thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại.
“Chúng ta cần có nhiều thượng nghị sĩ Đảng Dân Chủ cùng đứng tên bảo trợ cho đạo luật”, Ts. Thắng nói. “Điều này cần thiết vì Đảng Dân Chủ nắm đa số ở Thượng Viện.”
Theo Ông, một trong những người đang cần tập trung vào là TNS Barbara Boxer của California vì trước đây Bà Boxer đã từng đưa Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vào Thượng Viện.
Người thứ hai là TNS Robert Menendez (Dân Chủ - New Jersey), Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại. Trong hai tháng qua, BPSOS đã ba lần họp với văn phòng của TNS Menendez và trong th ời gian tới đây sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc vận động vị thượng nghị sĩ quan trọng này.
Các thượng nghị sĩ Dân Chủ khác đang được nhắm tới gồm có: Benjamin Cardin ở Maryland, Tim Kaine ở Virginia, Richard Durbin ở Illinois, Christopher Murphy ở Connecticut v à Edward Markey ở Massachusetts.
Về phía Cộng Hoà, các phái đoàn tham gia ngày Vận Động Cho Việt Nam sẽ chia nhau vận động các thượng nghị sĩ sau đây vào tuần tới: Bob Corker ở Tennessee, Jeff Flake v à John McCain ở Arizona và Rand Paul ở Kentucky.
Vì cuộc vận động ở Thượng Viện sẽ tập trung vào từng thượng nghị sĩ một, BPSOS cho biết là sẽ từng đợt kêu gọi sự tiếp tay của đồng hương ở các tiểu bang khác nhau.
“Ngay lúc này, chúng tôi rất cần đồng hương ở hai tiểu bang California v à New Jersey tiếp tay bằng cách lên tiếng với TNS Boxer và TNS Menendez”, Ts. Thắng nói.
Dưới đây là hai thư mẫu đã soạn sẵn để đồng hương ở California và New Jersey ký tên và gởi đi.
Cần thêm thông tin, xin liên lạc:
bpsos@bpsos.org
================================================
September 03, 2013
US Senate
112 Hart Senate Office Building
Washington DC 20510
Dear Senator Boxer:
According to Reporters Without Borders, Vietnam is the world’s second biggest prison for bloggers and cyber-dissidents, only after China. Thirty five bloggers are currently detained and their rank is swelling steadfastly. Vietnam’s Executive Decree 72, taking effect on September 1, will ban the use of blogs and other social media from sharing information from news sources. On August 26, the Freedom Online Coalition, comprised of 21 governments including the U.S. government, decries that “Decree 72 appears to be inconsistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights, as well as its commitments under the Universal Declaration of Human Rights.”
The Vietnamese government continues to suppress freedom of religion by requiring that all religious activities be pre-approved by the government. Independent religious groups are forced to submit themselves to state-sponsored religious organizations or be outlawed. Thousands of Protestant house churches, Cao Dai denominations, and Hoa Hao Buddhist organizations have been banned. The Unified Buddhist Church of Vietnam, the largest religious organization in Vietnam, has been outlawed since 1975.
We ask that you again co-sponsor Vietnam Human Rights Act. Its passage in the Senate will send a clear and strong message to the Vietnamese government that expanded trade and partnership with the U.S. must be pre-conditioned on significant improvements in human rights.
[Tên]
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2729
0 comments:
Post a Comment