Ngoài
việc nhân loại đang ráo riết kêu gọi tất cả các nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới tăng cường bảo vệ những loài động vật hoang dã đang có
nguy cơ tuyệt chủng, thì những hiệp hội bảo vệ thú vật quyền ở các nước
văn minh như Mỹ, Úc, Châu Âu cũng đã kiên trì lên tiếng trong nhiều chục
năm qua về vấn đề quyền của thú vật. Đáp lại, chính phủ các nước của họ
đã ban hành và áp dụng nhiều điều luật trong hệ thống pháp luật để bảo
vệ thú vật quyền. Những văn bản luật đó đã được thực thi hơn nửa thế kỷ
qua tại nhiều nước tự do…
Thái
Lan – một nước nông nghiệp và có Đạo Phật là quốc đạo – tuy các nhà sư
(trong một số hệ phái) thậm chí vẫn được ăn thịt, nhưng riêng về việc
bảo vệ thú vật quyền (bao gồm cả các loài ngư, điểu…), đều được xã hội
tôn trọng và nâng lên thành một nếp sống văn hóa. Người ta chẳng mấy khó
khăn khi bắt gặp những con chó vô chủ vẫn được người qua đường chăm
sóc, yêu mến. Thậm chí có nhiều người còn tặng những chú chó hoang cả
những xiên thịt nướng thơm phức hay những cái đùi gà rán vàng ươm vừa
mới ra lò…
Tại
Thái Lan, nếu một người giết thịt một con chó hay mèo, dù là của chính
mình nuôi cũng đều đối mặt với án phạt tù. Nếu nhà chức trách có bằng
chứng ai đó đánh đập chó mèo hay thậm chí chuột, sóc, chim… theo lối tra
tấn cũng bị xử phạt nghiêm minh. Tất nhiên luật chỉ là luật, cái chính
yếu vẫn là xuất phát từ nhân tâm con người, từ văn hóa trong nhận thức.
Tại
Úc và Mỹ, thú vật quyền đã đạt được ở một mức độ cao hơn nữa, đó chính
là họ đã áp dụng những luật đối xử với gia súc, thậm chí là luật giết mổ
gia súc (không chỉ là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn là vấn đề nhân đạo trong giết mổ).
Năm 2012 Bộ thương mại Úc đã phải tạm đình chỉ một chương trình xuất
khẩu bò thịt sang Indonesia chỉ vì họ đã phát hiện rằng cách giết mổ bò
tại đây không đạt tiêu chuẩn, đã gây đau đớn cho bò…
Ngày 21/06/2013 ông Matt Linegar – Giám đốc điều hành Liên Đoàn Nông Dân Úc – đã nói với Đài ABC: “Cách
giết mổ này (quay ngược đầu gia súc khi tiến hành giết thịt) đã là bất
hợp pháp ở Úc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh do sự đau đớn cùng cực mà nó gây
ra cho động vật” và "Chúng tôi đang tiếp cận với các nhóm nông
nghiệp ở các nước nhập khẩu gia súc lấy thịt, bởi vì mặc dù có sự khác
biệt, nhưng vấn đề chúng ta phải nhất trí, đó là động vật không xứng
đáng để chịu đựng nỗi đau và sự sợ hãi trước khi bị làm thịt. Trong khi
xuất khẩu vẫn tiếp tục, cách giết mổ phi nhân đạo cần phải ngừng ngay
lập tức ".
Nhìn
lại đất nước Việt Nam của chúng ta, trước năm 1975 Miền Nam Việt Nam
(VNCH) được xếp vị trí phát triển (kinh tế, văn hóa, giáo dục, nếp
sống…) cao hơn Thái Lan và cả Hàn Quốc, nhưng từ 1975 đến nay, dưới sự
cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta đã tụt hậu so với Thái Lan
tới 95 năm (số liệu của WB 2009). Sự tụt hậu về phát triển chung tất
nhiên sẽ kéo theo vấn đề nhân thức pháp luật và nhân quyền (bao hàm sự
nhân đạo), vì vậy thú vật quyền của Thái chắc chắn cao hơn Việt Nam
(chưa có thú vật quyền) là điều tất nhiên.
So
sánh quả là khập khiễng, nhưng nếu chịu khó đào sâu suy nghĩ một chút
thôi, chúng ta sẽ thấy xót xa đau đớn cho cả một dân tộc hàng ngàn năm
lịch sử: Việt Nam không xa Thái Lan và các nước như Singapore, Malayxia
vv… nhưng ở ta quyền con người còn chưa có (chỉ có trên giấy), nói chi
đến chuyện thú vật quyền?
Có
lẽ chỉ có ở Việt Nam, người ta (công an) muốn bắt ai thì bắt, không cần
lệnh bắt của tòa án hay Viện kiểm sát, muốn khám nhà lục soát nơi ở hay
thậm chí khám người tùy ý. Chính quyền có quyền (trên cả luật pháp) chỉ
cho luật sư tiếp xúc thân chủ khi nào họ muốn mà pháp luật ngoảnh mặt
làm ngơ.
Có
lẽ chỉ có ở Việt Nam, những người biểu tình ôn hòa (dù chỉ là bày tỏ
lòng yêu nước) cũng bị cầm tù, thậm chí bị đưa vào trại phục hồi nhân
phẩm, nhà thương điên… Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, nghi phạm vào đồn thì
mạnh khỏe, khi ra thì đã là những xác chết vì những nguyên nhân tưởng
tượng như “tự tử”, “đột quỵ” vv… mà chẳng thể nào tìm ra thủ phạm được,
vì công an vừa là kẻ giết người vừa là kẻ đi điều tra!
Có
lẽ chỉ có ở Việt Nam, thú vui ăn nhậu thịt chó đã trở thành “văn hóa
thịt chó”* mặc dù thịt chó không thể thay thế các loại thực phẩm khác,
nó chỉ dành riêng cho lũ bợm nhậu vỉa hè góc phố, hay xó bếp (mặc dù
ngày nay để đón các quan CS đã có những nhà hàng thịt chó sang trọng),
nhưng nó cũng chỉ là thứ thú vui thấp hèn, đàn đúm say sưa, mà “hiệp
hai” của nó sẽ là các ván bài đỏ đen, các động mại dâm, động lắc nhan
nhản khắp nơi khắp chốn…
Có
lẽ chỉ có ở Việt Nam, con người coi chó là loài vật trung thành nhất
nhưng khi cao hứng (thậm chí chỉ vì lý do “hôm nay mát trời”) là đã ra
tay giết hại chú chó trung thành của mình để thỏa mãn thú vui nhậu nhẹt
giết thì giờ mà chẳng mảy may động lòng trắc ẩn!
Sau
chầu nhậu thịt chó tưng bừng có thể sẽ là những cơn cuồng loạn đâm chém
nhau chỉ vì những lý do không đâu. Là những vụ tai nạn giao thông thảm
khốc thường xảy ra sau bữa tiệc thịt chó. Là những bà vợ nhà quê bước
thấp bước cao chạy đi mua rượu cho chồng đãi bạn lúc trước, nay ngồi thu
dọn “chiến trường” là đống bát đĩa dơ dáy nhầy nhụa, là những đống nôn
ói nồng nặc mùi tanh nồng lợm mửa, thậm chí là cả đòn roi vì người chồng
say xỉn, ngộ độc thần kinh đã mất hết trí khôn…
Thú
vật quyền ư? Còn xa lắm Việt Nam ơi! Khi mạng sống con người còn bị coi
rẻ như cỏ rác, người ta dẫm đạp lên đói nghèo, lên nỗi đau của người
khác, lên những nhu cầu bình thường của con người, thậm chí lên cả xác
chết (tại các nhà xác ở bệnh viện) của đồng loại để mà trục lợi, ăn
cướp… rồi sau đó đem khoe khoang bằng những xấp Dollas, những siêu xe,
những căn hộ, những biệt thự hàng ngàn tỉ… Những kẻ đó (quan lại CS,
những kẻ làm giàu bất chính) làm gì biết đến nhân quyền, nói chi chuyện
thú vật quyền?
Nếu
như ngay ngày hôm nay trên quê hương Việt Nam có tự do dân chủ thì cũng
còn phải mất hàng trăm năm nữa người dân Việt Nam mới có thể sống một
cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Bởi vì cùng với những món nợ khổng lồ
hàng trăm tỉ USD hiện nay người dân Việt Nam đang phải gồng mình gánh
trên đầu trên cổ, họ còn phải dọn nhiều loại “rác”. Ngoài những thứ rác
hữu hình, còn có những thứ rác khác đã ăn sâu vào đầu não con người, đó
là “rác văn hóa”. Hãy có nhân quyền, sẽ có thú vật quyền. Một xã hội
biết tôn trọng nhân quyền và thú vật quyền thì đó là một xã hội văn
minh!
Lê Nguyên Hồng
*Chỉ
cách nay khoảng 10 năm, người viết bài này cũng từng là một tay thợ
nhậu và là người đã từng coi thịt chó là món khoái khẩu!
http://lenguyenhong.blogspot.com.au/2013/06/nhan-quyen-va-thu-vat-quyen.html#more
0 comments:
Post a Comment