Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Wednesday, 12 June 2013
Home »
» BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC NGỌN LỬA: ĐẠI CHÍ - ĐẠI HÙNG - ĐẠI TỪ BI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC NGỌN LỬA: ĐẠI CHÍ - ĐẠI HÙNG - ĐẠI TỪ BI
Wednesday, June 12, 2013
No comments
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
NGỌN LỬA: ĐẠI CHÍ - ĐẠI HÙNG - ĐẠI TỪ BI
Đúng vào dịp lễ Phật Đản năm 1963,
chính quyền Đệ I Cộng Hòa, bỗng ra lệnh “Triệt
Hạ Phật Giáo Kỳ” trên toàn quốc, đã tạo thành một cơ chấn động tâm lý, không
những cho Phật Tử, mà còn làm hoang mang dư luận của toàn dân, làm sửng sốt đối với dư luận thế
giới, trong lúc Cộng Sản Bắc Việt đang khởi sự tiến hành cuộc xâm lăng Miền Nam
Việtnam. Lúc 08 giờ chiều 06//05/1963 tin điện từ văn phòng Tổng Thống Phủ đánh
đi: “Không cho treo cờ Phật Giáo”. Sáng
ngày 07/05/63, Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết,
Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt cùng các thượng tọa Thích Mật Nguyện, Thích Trí
Quang, Thích Mật Hiển, Thích Thiện Siêu,
tới gặp nhà cầm quyền Huế, và đánh điện phản đối quyết định của chính phủ tại Sàigòn.
Nhưng vô hiệu. 2 giờ hôm đó, nhà cầm quyền
địa phương cho nhân viên công lực đi khắp nơi để triệt hạ Phật Giáo Kỳ ở chốn công
cộng lẫn tư gia.
Sáng ngày Phật Đản 08/05/1963, toàn
thể Phật Giáo Đồ của thành phố Huế, tập trung tại chùa Diệu Đế, để rước Phật về
chùa Từ Đàm, nơi thiết lập lễ đài chính. Có một số lớn Phật Tử tự động trưng lên
những biểu ngữ: *Kính Mừng Phật Đản - *Phật
Giáo Đồ nhất trí bảo vệ chính pháp, dù phải hy sinh - *Cờ Phật Giáo Quốc Tế không
thể bị triệt hạ - *Phật Giáo Đồ chỉ ủng hộ chính sách Tôn Giáo Bình Đẳng – *Chúng
tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương Tôn Giáo Bình Đẳng, Chúng
tôi không từ chối một hy sinh nào... Tối hôm đó, Phật Tử tập trung về Đài
Phát Thanh Huế để nghe truyền thanh về buổi lễ Phật Đản như hàng năm. Nhưng đều
ngạc nhiên đài chỉ phát ra những bài nhạc, không dính gì tới Phật Giáo và buổi
lễ, khiến mọi người ngạc nhiên sốt ruột, không ai, bào ai Phật Từ kéo nhau đến Đài
Phát Thanh Huế lên tới trên 10 ngàn người, đòi chất vấn Giám Đốc đài. Không khí
sôi lên. Nhà cầm quyền huy động quân đội, bảo an, cảnh sát võ trang, cùng với xe tăng, tàu bò, xe chữa lửa tới bao vây,
phun nước giải tán. Đám đông hỗn loạn. Lựu đạn nổ, tiếng súng vang lên, xe tăng,
tàu bò gầm rú. Thân người ngã xuống. Đám Đông tan rã. Kết quả 14 người bị thương,
9 Thiếu niên Gia Đình Phật Tử, tuổi từ 12 đến 20 bị thiệt mạng.
Sáng sớm ngày 09/05/63 quân đội được
huy động tập trung về Huế. Xe thiết giáp
án ngữ khắp nơi, lính tuần tiễu lăm le súng gắn lưỡi lê trên tay. Thành phố Huế
ngột ngạt sát khí. Nhưng dân chúng vẫn tràn xuống đường, với khí thế nguyện chết
vì Đạo Pháp. Chính quyền phải nhờ vị lãnh đạo Giáo Hội, Thượng tọa Thích Trí
Quang, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần khuyên nhủ thì Phật Tử mới chịu giải
tán. Ngày 10/05/63, Thượng tọa Thích Trí Quang triệu tập Phật tử về Chùa Từ Đàm
để phát động phong trào “Chống Bạo Lực –
Đòi Bình Đẳng Tôn Giáo – Công Bằng Xã Hội và xác định ý thức lãnh đạo cùng
chủ trương và phương thức chung của Phật Giáo như sau:
“1- Chủ trương và hành động hòa bình, bất bạo động, nhưng lại cương quyết,
thách đố với bạo lực. “2- Không đánh đổ
Chính Phủ mà đòi hỏi cải thiện chính sách. Lại cũng không đặt một tôn giáo nào làm đối tượng, mà chỉ nhằm mục đích công
bằng xã hội. “3- Ý chí và nguyện vọng chính là: a) Cờ Phật Giáo phải được treo
lên tại tư gia Phật Giáo Đồ trong những ngày lễ Phật Giáo. b) Đòi sửa Điều 44 của Đạo Dụ số 10 chữa rằng:
Chế độ đặc biệt cho các tôn giáo, trong đó có Phật Giáo. Đặt các Tôn Giáo và các
Hội Tôn Gìáo, trong đó có Phật Giáo ra ngoài sự hạn chế hiệp hội của Đạo Dụ số
10. Như vậy quần chúng Phật Giáo đòi hỏi công bình tôn giáo, trong khuôn khổ công
bình xã hội”. 4- Chấm dứt thái độ và hành động khiêu khích ngược đãi, trả thù,
vu khống vv…”. “ 5- Mục tiêu công bình xã hội trong đó công bình tôn giáo là chủ
trương sâu rộng có tính chất tổng kết”.
Cùng trong ngày 10/05/1963 Hòa Thượng
Hội Chủ Phật Giáo Việt Nam đã công bố BẢN TUYÊN NGÔN CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VIỆT
NAM có 5 yêu cầu, với các đoạn như sau:
“Máu đã
chảy, nhân mạng đã hy sinh, một lần nữa chúng tôi cương quyết đề đạt ngưyện vọng
này lên Chính Quyền, yêu cầu thực thi các điểm:
“1- Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà thu hồi vĩnh viễn công
điện triệt hạ Giáo Kỳ của Phật Giáo”. “2- Yêu cầu Phật Giáo phải được hưởng chế
độ đặc biệt như các Hội Truyền Giáo đã được ghi trong Đạo Dụ số 10”. “3- Yêu cầu
Chính Phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật Giáo”. “4- Yêu cầu
cho Tăng và Tín Đồ Phật Giáo được tự do truyền đạo và hành đạo”. “5- Yêu cầu Chính Phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những
kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức”
“Những điểm trên đây là những nguyện vọng tối thiểu và tha thiết của toàn
thể Tăng và Tín Đồ Phật Giáo trong và ngoài nước. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh
cho đến lúc nào những nguyện vọng hợp lý trên được xuất hiện”. Phật lịch 2507,
Huế ngày 10/051963. Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Ký tên, Hoà Thượng Thích Tịnh
Khiết”.
Phong trào Phật Giáo Đấu Tranh đòi
Bình Đẳng Tôn Giáo bùng lên khắp nước. Cuộc đấu tranh nổ ra cực mạnh ở Saigòn,
sau lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế ở Chùa Ấn Quang, trụ sở của Giáo Hội Tăng
Già toàn quốc, rồi được rước về Chùa Xá Lợi trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt
Nam, do phó chủ tịch Tổng Hội, thượng tọa Thích Tâm Châu lãnh đạo, để phát động
đấu tranh. Toàn thể Phật Tử, nhất là giới trẻ toàn tâm, toàn ý, hết mình nhập
cuộc, và các công dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái đều tích cực tham gia.
Ngày 27/05/63, thượng toạ Thích
Quảng Đức gửi đơn lên Giáo Hội Tăng Già xin được Phát Nguyện Tự Thiêu. Trong đó có những điểm chính như sau: “Chúng tôi tên là Nguyễn Văn Khiết, pháp
danh là Thị Thủy, pháp tự là Quảng Đức, tu sĩ Giáo Hội Tăng Già Việt Nam. Toạ
chủ chùa Long Phước, xã Linh Quang, Khánh Hoà xác định rằng:
“1- Năm nguyện vọng tối thiểu ghi trong bản Tuyên Ngôn của Tăng, Tín Đồ
Phật Giáo là phản ảnh tinh thần chân chính của Phật Giáo Việt Nam”. “2- Nguyện vọng luôn luôn sắt son với lý tưởng
tranh đấu hợp tình, bất bạo động của Phật Giáo Đồ Việt Nam” “3- Triệt để tuân theo và ủng
hộ các cấp lãnh đạo Phật Giáo. Và để minh định lập trường của chúng tôi, chúng tôi tự nguyện thiêu đốt thân này,
nếu Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà không làm thỏa mãn nguyện vọng ghi trong bản
tuyên ngôn là phản ảnh thiết tha mong cầu của toàn thể Phật Giáo Đồ Việt Nam”.
- Phật Giáo Việt Nam Bất Diệt - Lá Cờ Phật Giáo không thể bị triệt hạ - Và
xin quý thượng tọa chấp thuận, chuyển tới
toàn thể tín đồ lời nguyện ước cuối cùng của chúnng tôi. Phật tử chúng ta hãy cùng
nhau tự giác, tự nguyện, bền chí với sứ mạng duy trì chính pháp, bảo vệ lá cờ
Phật Giáo”. Kính. Tỳ Kheo Thích Quảng Đức - Nguyễn văn Khiết.
Giáo Hội Tăng Già đã trả lời Ngài
Quảng Đức như sau: “Giáo Hội rất thông cảm
trước ý chí cao đẹp ấy. Nhưng trên nguyên tắc pháp lý ( Luật Phật đã định cũng
như Luật Thế Gian). Giáo Hội không thể chấp nhận điều nguyện thiêu đốt thân xác
của Đại Đức”. Tuy nhiên Ngài Quảng Đức
vẫn dựa vào luật định trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Phạm Võng để phát nguyện tự
thiêu cúng dường Tam Bảo, và cầu nguyện bảo vệ chánh pháp của Đức Phật. Trưa ngày 11 tháng 06 năm 1963, một chiếc xe hơi
từ chùa Phật Bửu Tự từ từ đi trên đường Phan Đình Phùng theo sau là đoàn Tăng
Ni, y vàng rực, trên năm trăm vị, tiến tới ngã tư Lê Văn Duyệt, xe ngừng lại,
Ngài Quảng Đức khoan thai bước xuống. Đoàn
Tăng Ni tách ra hai hàng, rồi bao quanh lấy Ngài, tạo thành một vòng tròn rộng
choáng hết ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn
Duyệt. Sau khi tẩm xăng vào người, Ngài từ từ tiến vào trung tâm, Ngài quay lạy
Chư Phật mười phương, với dáng từ biệt Chư Tăng Ni và Phật Tử hiện diện. Ngài
an nhiên ngồi xuống trong tư thế kiết già, hai tay bắt ấn trước ngực, mắt khép
hờ, môi rung rinh thì thầm chú nguyện. Chung quanh Tăng Ni lâm râm tụng kinh.
Chốc lát, tay Ngài cử động. Một
que diêm loè sáng. lửa bùng lên, lửa cháy sáng lóa vọt lên cao, trùm phủ thân
Ngài. Ngài vẫn uy nghi tĩnh tọa, lặng lẽ bất động, an nhiên tự tại trong biển lửa.
Lửa dịu xuống Ngài vẫn ngồi yên tay còn bắt ấn. Thân hình của Ngài sắt lại, như
pho tượng đồng đen. Lửa tàn, Ngài ngả người ra phía sau, vĩnh biệt
trần thế. Lúc đó mới kịp vỡ òa ra những tiếng khóc của những người hiện diện. Vì
trước đó hầu như mọi người đều chăm chú vào những động tác trang nghiêm thành kính
của Ngài. Cho đến khi ngọn lửa bùng lên thì tất cả đều kinh hoàng chết trân, thần
kinh tê liệt, hầu như tâm thân chính mình đang tan vào cảnh giới hiện hữu. Hình ảnh tự thiêu sống động của Ngài Quảng Đức
được truyền đi khắp thế giới, làm bàng hoàng rúng động lương tri và cảm nhận của
mọi người. Một cuộc hy sinh thần thánh cho niềm tin tôn giáo của một người, đã
làm cho cả thế giới thán phục và nhìn nhận cuộc Đấu Tranh đòi Bình Đẳng Tôn Giáo
của Phật Giáo Việt Nam
là Chính Nghĩa. Sau khi thiêu xác Ngài, trái tim của Ngài không hề tan cháy. Ngài
đã để lại cho chúng ta một Trái Tim Bồ
Tát. Giáo Hội đã phong tặng danh hiệu BỒ
TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC cho Ngài.
Tâm Bồ Tát và Chính Nghĩa của cuộc
đấu tranh bất bạo động càng tỏa sáng hơn nữa, sau khi đọc được LỜI NGUYỆN TÂM
HUYẾT của Bồ Tát Quảng Đức:
“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức,
hoà thượng trụ trì chùa Quan Âm, Phú Nhuận, Gia “Định.
“Nhận thấy Phật Giáo nước nhà đương
lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là “Trưởng Tử của Như Lai, không lẽ
cứ ngồi điềm nhiên toạ thị để cho Phật Giáo tiêu“vong, nên tôi vui lòng phát
nguyện tự thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để “hồi hướng bảo tồn Phật
Giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni “chứng minh cho tôi đạt
thành ý nguyện sau này:
“1- Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng
thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận 5 “nguyện vọng tối thiểu của Phật Giáo
Việt Nam
ghi trong tuyên ngôn.
“2- Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho
Phật Giáo Việt Nam
được trường tồn bất diệt.
“3- Mong nhờ hồng ân Đức Phật gia
hộ cho chư Đại Đức Tăng Ni Phật Tử Việt Nam “tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ
giam cầm của kẻ gian ác.
“4- Cầu nguyện cho đất nước thanh
bình quốc dân an lạc.
“Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật,
tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình “Diệm, nên lấy lòng bác ái
từ bi đối với Quốc Dân và thi hành chính sách Bình Đẳng Tôn “Giáo, để giữ vững
nước nhà muôn thuở.
“Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại Đức
Tăng Ni, Phật Tử, nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo “trì Phật Pháp.
“Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật - Tỳ kheo THÍCH QUẢNG ĐỨC kính bạch.
Dùng tâm từ bi và nhận thức trong
sáng trung thực để đánh gía cuộc Đấu Tranh Đòi Bình Đẳng Tôn Giáo 1963 của Phật
Giáo Việt Nam
thì ngay từ đầu. Phật Giáo đã có chủ trương dứt khoát là “Không Đánh Đổ Chính Phủ”. “Không đặt một Tôn Giáo nào làm đối tượng”. Cho
tới lời di ngôn cuối cùng của Bồ Tát Thích Quảng Đức trước khi tự thiêu cũng cầu
mong: “Phật Tổ gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình
Diệm sáng suốt chấp nhận 5 nguyên vọng của Phật Giáo”, “Trước khi nhắm mắt về cảnh
Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng bác
ái từ bi đối với Quốc Dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững
nước nhà muôn thuở”.
Tập thể Phật Giáo Đồ đều là công
dân của nước Việt Nam Cộng Hoà, khi những công dân này bị nhà cầm quyền khinh rẻ
Tôn Giáo của mình tin theo, nhẫn tâm ra lệnh “triệt hạ Phật Giáo Kỳ” ngay trong
ngày lễ Phật Đản, một ngày lễ trọng đại, trang nghiêm nhất của người Phật Tử,
thì đó là một điều bị sỉ nhục không thể tha thứ. Việc Phật Tử vùng lên đấu
tranh là điều tự nhiên ở bất quốc gia nào gặp trường hợp đó. Riêng ở Việt Nam,
thời điểm mà nhà cầm quyền VNCH để cho cuộc đấu tranh của một Tôn Giáo Lớn, có đại
khối dân chúng tin theo nổ ra, lại là thời điểm chính quyền đang phải đối diện
với thù trong, địch ngoài và Đồng Minh Hoa Kỳ đang ra sức áp lực chính quyền Việt
Nam phải triệt để thay đổi chính sách. Chẳng những nhà cầm quyền bỏ ngoài tai,
mà lại hủy bỏ những thoả thuận đã đạt được với
Phật Giáo. Ngày 20/08/1963 bao vây chùa chiền toàn quốc, bắt nhốt tất cả
Tăng, Ni và các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Khiến cho Hoakỳ có cái cớ chính đáng để
thuyết phục dư luận Mỹ là “phải thay ngựa
giữa dòng” để “Mỹ Hóa Cuộc Chiến Việt
Nam”. Chế độ của tổng thống Ngô Đình Diệm bị quân đội đảo chính. Chiến
tranh Việt Nam bị Mỹ Hoá thành cuộc chiến quốc tế thu nhỏ, giữa hai khối Tư Bản
và Cộng Sản. Dân Tộc Việt Nam mất hoàn toàn chủ quyền quyết định vận mạng của mình.
Nên 1975 Miền Nam
bị rơi vào tay Cộng Sản. Đây là một sự thật đau lòng, mà không một người Việt
Nam Chân Chính nào không bị khổ nhục. Xét
cho cùng không một thế lực nào có thể đánh đổ được chính quyền Ngô Đình Diệm, kể
cả Hoakỳ, nếu chính quyền đó giữ được
lòng dân, nắm được thế nước.
Ban Biên Tập
IBC
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment