Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Thursday 17 November 2016
Merkel chúc mừng Trump:Hợp tác có điều kiện?
Thursday, November 17, 2016
No comments
Sự kiện Donald Trump thắng cử vừa qua giáng xuống bầu trời chính trị thế giới như một tiếng sét. Căng thẳng hơn kết quả bầu cử là không khí hoang mang hiện tại, không nói được gì cụ thể, không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau tháng giêng 2017, khi Trump tuyên thệ. Ít người, kể cả những nguyên thủ quốc gia dày dạn kinh nghiệm, không ai phát biểu một phỏng đoán có tính quả quyết như họ vẫn thường làm. Chuyện gì sẽ xảy ra cho nước Mỹ, cho châu Âu, cho NATO, cho thế giới, về kinh tế, về chính trị, về quân sự, về môi trường v.v…
Điều chúng ta ghi nhận được qua các điện thư chúc mừng và nội dung họp báo của chính phủ các nước là, mọi người đều dè dặt trong ngôn từ mặc dầu trong thời gian tranh cử họ cũng đã có lần phê phán gay gắt về nội dung các cuộc đối đáp với đủ loại tĩnh từ như “bẩn thỉu”, “thiếu trình độ”, “mất nhân phẩm”, “không thể chịu nổi” v.v…
Điểm qua các phát biểu chúc mừng của các nguyên thủ châu Âu, chúng ta thấy một sự im lặng đáng ngờ, rất dè dặt, rất ngoại giao. Trong không khí đó, tưởng cũng là điều lý thú khi đọc kỹ lời chúc mừng ngắn của Thủ tướng Angela Merkel ngày 9.11, tức là một ngày sau khi kết quả bầu cử đã rõ [1]. Chúng ta thấy gì qua lời phát biểu ấy? Trước hết chúng ta thử đọc đoạn quan trọng nhất:
“Đức và Hoa Kỳ gắn kết với nhau qua những giá trị: dân chủ, tự do, tôn trọng công lý và nhân phẩm con người, độc lập với nguồn gốc, màu da, tôn giáo, giới tính, xu hướng tình dục hay tư tưởng chính trị. Trên nền tảng những giá trị đó tôi xin gửi tới vị Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ, Donald Trump, lời mời hợp tác chặt chẽ [giữa hai quốc gia]”.
Chuyện Hoa Kỳ và Đức hợp tác trên cơ sở những giá trị nói trên đã là truyền thống lâu đời kéo dài gần 70 năm qua. Sau mỗi lần nguyên thủ mới được bầu chọn, người ta chúc mừng nhau và đều ngầm hiểu như thế, không cần nhắc lại. Đặc biệt lần này Angela Merkel nêu lên một cách minh bạch, nổi bật trong bài phát biểu tại buổi họp báo kéo dài chưa tới 5 phút, là một sự kiện mới. Nhất là, những giá trị nêu ra ở trên lại là những giá trị liên quan ít nhiều đến những lời tuyên bố nhảm nhí của Donald Trump trong suốt kỳ bầu cử.
Hai câu hỏi mà nhiều bình luận gia trên báo chí Đức nêu lên là: Trump sẽ phản ứng với Merkel thế nào sau khi chính thức trở thành Tổng thống vào tháng giêng 2017? Có phải Đức đang tái định hình chính sách ngoại giao toàn cầu của mình?
Với Donald Trump, vốn nổi danh về lối hùng biện mang nội dung dân túy, là người quyền lực nhất của một quốc gia quyền lực nhất thế giới, ông ta sẽ trả lời cho cử tri của mình như thế nào về thái độ “đặt điều kiện”, “tỏ ra bình đẳng” của nguyên thủ một quốc gia nhỏ bé hơn, cho dù quốc gia đó đang mạnh nhất trong Liên hiệp Châu Âu? Điều mọi người đều thống nhất: không ai tiên đoán được thái độ của Trump thế nào sau khi tuyên thệ. Nói như Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier: “Tôi không muốn tô hồng một tí nào. Không có một chuyện gì dễ dàng hơn, nhiều thứ sẽ khó khăn hơn” [2]. Và câu hỏi tiếp đặt ra cho Angela Merkel và chính phủ là: Đức sẽ xử lý thế nào nếu Trump xét lại những giá trị nói trên? Đấy là câu hỏi còn bỏ ngõ.
Câu hỏi liên quan đến chính sách ngoại giao toàn cầu của Đức thì lý thú hơn. Đối với Việt Nam thì nó càng lý thú để phân tích thêm.
Trước hết, đối với Hoa Kỳ, có phải sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước phải đặt trên nền tảng các giá trị chung như Thủ tướng Merkel tóm tắt? Hay đó chỉ là cách làm quen thuộc “đi trước một bước” để ngăn ngừa những biện pháp quá đà của một người vốn nổi danh là bất nhất, không đoán trước được. Tất nhiên Đức còn phải chờ xem Hoa Kỳ đánh giá vai trò của Đức thế nào và Trump có hăng hái tiếp tục sự gắn kết chặt chẽ giữa hai nước hay không. Và Đức phải xử lý thế nào, nếu Hoa Kỳ không xem chuyện bảo vệ các giá trị nêu trên là quan trọng? Chắc chắn là Đức phải định nghĩa lại mức độ hợp tác, thế nào là gắn kết chặt chẽ. Với những điều rõ nét có thể thấy từ những lời tuyên bố của các nhân vật chủ chốt trong nội các Đức như Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel, Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier hoặc các nhân vật từng làm đại sứ tại Hoa Kỳ, thì chúng ta thấy dường như Đức muốn xác định minh bạch rằng, nền tảng của chính sách ngoại giao Đức liên quan đến Hoa Kỳ không thể được quyết định một mình từ phía Washington [3]. Dù sao thì Merkel vẫn mong chờ một đường lối hợp lý về phía Trump:
“Sự hợp tác với USA đã là và vẫn là nền tảng của chính sách ngoại giao Đức, qua đó chúng ta có thể khắc phục được những thách thức to lớn của thời đại: phấn đấu đạt phúc lợi kinh tế và xã hội, nỗ lực tìm kiếm một chính sách môi trường, đấu tranh chống lại khủng bố, nghèo, đói và bệnh tật, tham gia bảo vệ hòa bình và tự do - ở Đức, ở châu Âu và trên thế giới”.
Câu hỏi về chính sách ngoại giao còn quan trọng hơn đối với một số đồng minh khác như Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO. Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ không đáp ứng những tiêu chí nêu ra về các giá trị cơ bản ở trên, nhất là với tình trạng hỗn loạn và đàn áp sau kỳ đảo chánh bất thành vừa qua. Thế thì việc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO cần xem xét lại hay không? Thỏa ước về người nhập cư cũng phải được xem xét lại hay không? Câu trả lời dường như là có, nếu tình hình dẫn đến chỗ phải quyết định.
Ngoài ra, Đức sẽ đối xử thế nào với những đồng minh gần gũi trong Liên hiệp Châu Âu như Ba Lan và Hung, những quốc gia tự xem mình có những giá trị nền tảng khác với các nước còn lại trong Liên hiệp. Từ trước tới nay, mọi chuyện vẫn tiến hành như không có chuyện gì xảy ra. Sự khác nhau về các giá trị nền tảng được xem như những sự cố tạm thời trong hệ thống cần điều chỉnh lại mà thôi. Nhưng bây giờ nếu xem những giá trị nền tảng nêu trên là tiêu chí quan trọng thì Ba Lan và Hung cần được phân loại trở lại và đưa các nước này vào loại “liên kết không chặt chẽ”? Đức sẽ phải khổ công tìm lời giải cho thế lưỡng nan này: một bên là giá trị nền tảng và bên kia là quốc gia láng giềng trong Liên hiệp Châu Âu. Tư tưởng của Angela Merkel dường như sẽ xem giá trị nền tảng là quan trọng hơn trong quá trình xác định chính sách. Những đồng nghiệp trong nội các thuộc đảng Dân chủ Xã hội SPD dường như cũng có xu hướng đó.
Thế còn một số quốc gia khác mà Đức đang hợp tác, nhưng thuộc loại gắn kết không chặt chẽ như Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, hoặc một số nước ở Nam Mỹ có cùng tính chất giống nhau về dân chủ, tự do, pháp quyền? Nếu quả tình Trump làm cho Đức phải tái định hình chính sách ngoại giao thì tình hình mới sẽ thúc đẩy Đức làm một bước ngoặt về tư tưởng, chính sách mới sẽ rõ nét hơn đối với những nước này. Về kinh tế thì vẫn như thường lệ, nhưng chắc chắn Đức sẽ chú ý nhiều hơn đến dân chủ tự do và mức độ gắn kết cũng tùy thuộc vào tình trạng pháp quyền ở những nước đó. Dấu hiệu hết sức tích cực có thể thấy rõ qua thái độ của Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier đối với Việt Nam. Cách đây hai tuần, ngày 30.10.2016, ông đọc một bài phát biểu trước quan chức và sinh viên ngành luật tại Hà Nội [4]. Ông nhắc lại khá nhiều lần về giá trị dân chủ và tự do, về nhà nước pháp quyền. Ông nhắc nhiều đến nổi [nhà nước ra lệnh?] không có tờ báo quốc doanh nào đăng lại sự kiện hôm đó, còn về nội dung thì nhà nước Việt Nam giấu tiệt. Có vẻ như chính trị gia Đức đã có quan niệm mới về hợp tác quốc tế và lợi ích lâu dài. Tại Đức kể từ 1949, thể chế chính trị dân chủ, giá trị tự do và luân lý xã hội đã trở nên những thành tố cơ bản nhất chưa bao giờ tách rời khỏi mọi chính sách phát triển của họ. Cho đến bây giờ thì tư tưởng đó còn có tính chất nội bộ, đặc thù cho nước Đức. Có thể là đã đến lúc họ thấy cần phải chọn lọc đối tác nào có cùng quan tâm đến những giá trị đó.
Vậy thì, có phải Đức đang tái định hình chính sách ngoại giao của mình? Có lẽ đúng là thế. Nhưng chưa thể gọi đây là một học thuyết mới về chính sách ngoại giao, mà chỉ là một biểu tượng hướng dẫn để khỏi bị động lúc tình hình đòi hỏi. Angela Merkel đã tóm tắt những tiêu chí quan trọng, căn cứ vào đó sự hợp tác cần được thiết kế ở mức độ chặt chẽ nào. Nếu Trump, bằng cách này hay cách khác, xem những giá trị tinh thần chung là quan trọng hơn mục đích quyền lực, thì có lẽ mọi chuyện vẫn xảy ra êm ái như thường lệ. Nhưng nếu bị thúc ép, thì có lẽ Đức sẽ làm một bước ngoặt. Trong trường hợp đó, nếu chính phủ Đức đứng vững trên luân lý xã hội họ đã xây dựng 70 năm qua, thì mọi công dân Đức sẽ rất hoan hỉ và tự hào về vị nguyên thủ của mình.
Tôn Thất Thông
CHLB Đức, 15.10.2016
Điều chúng ta ghi nhận được qua các điện thư chúc mừng và nội dung họp báo của chính phủ các nước là, mọi người đều dè dặt trong ngôn từ mặc dầu trong thời gian tranh cử họ cũng đã có lần phê phán gay gắt về nội dung các cuộc đối đáp với đủ loại tĩnh từ như “bẩn thỉu”, “thiếu trình độ”, “mất nhân phẩm”, “không thể chịu nổi” v.v…
Điểm qua các phát biểu chúc mừng của các nguyên thủ châu Âu, chúng ta thấy một sự im lặng đáng ngờ, rất dè dặt, rất ngoại giao. Trong không khí đó, tưởng cũng là điều lý thú khi đọc kỹ lời chúc mừng ngắn của Thủ tướng Angela Merkel ngày 9.11, tức là một ngày sau khi kết quả bầu cử đã rõ [1]. Chúng ta thấy gì qua lời phát biểu ấy? Trước hết chúng ta thử đọc đoạn quan trọng nhất:
“Đức và Hoa Kỳ gắn kết với nhau qua những giá trị: dân chủ, tự do, tôn trọng công lý và nhân phẩm con người, độc lập với nguồn gốc, màu da, tôn giáo, giới tính, xu hướng tình dục hay tư tưởng chính trị. Trên nền tảng những giá trị đó tôi xin gửi tới vị Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ, Donald Trump, lời mời hợp tác chặt chẽ [giữa hai quốc gia]”.
Chuyện Hoa Kỳ và Đức hợp tác trên cơ sở những giá trị nói trên đã là truyền thống lâu đời kéo dài gần 70 năm qua. Sau mỗi lần nguyên thủ mới được bầu chọn, người ta chúc mừng nhau và đều ngầm hiểu như thế, không cần nhắc lại. Đặc biệt lần này Angela Merkel nêu lên một cách minh bạch, nổi bật trong bài phát biểu tại buổi họp báo kéo dài chưa tới 5 phút, là một sự kiện mới. Nhất là, những giá trị nêu ra ở trên lại là những giá trị liên quan ít nhiều đến những lời tuyên bố nhảm nhí của Donald Trump trong suốt kỳ bầu cử.
Hai câu hỏi mà nhiều bình luận gia trên báo chí Đức nêu lên là: Trump sẽ phản ứng với Merkel thế nào sau khi chính thức trở thành Tổng thống vào tháng giêng 2017? Có phải Đức đang tái định hình chính sách ngoại giao toàn cầu của mình?
Với Donald Trump, vốn nổi danh về lối hùng biện mang nội dung dân túy, là người quyền lực nhất của một quốc gia quyền lực nhất thế giới, ông ta sẽ trả lời cho cử tri của mình như thế nào về thái độ “đặt điều kiện”, “tỏ ra bình đẳng” của nguyên thủ một quốc gia nhỏ bé hơn, cho dù quốc gia đó đang mạnh nhất trong Liên hiệp Châu Âu? Điều mọi người đều thống nhất: không ai tiên đoán được thái độ của Trump thế nào sau khi tuyên thệ. Nói như Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier: “Tôi không muốn tô hồng một tí nào. Không có một chuyện gì dễ dàng hơn, nhiều thứ sẽ khó khăn hơn” [2]. Và câu hỏi tiếp đặt ra cho Angela Merkel và chính phủ là: Đức sẽ xử lý thế nào nếu Trump xét lại những giá trị nói trên? Đấy là câu hỏi còn bỏ ngõ.
Câu hỏi liên quan đến chính sách ngoại giao toàn cầu của Đức thì lý thú hơn. Đối với Việt Nam thì nó càng lý thú để phân tích thêm.
Trước hết, đối với Hoa Kỳ, có phải sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước phải đặt trên nền tảng các giá trị chung như Thủ tướng Merkel tóm tắt? Hay đó chỉ là cách làm quen thuộc “đi trước một bước” để ngăn ngừa những biện pháp quá đà của một người vốn nổi danh là bất nhất, không đoán trước được. Tất nhiên Đức còn phải chờ xem Hoa Kỳ đánh giá vai trò của Đức thế nào và Trump có hăng hái tiếp tục sự gắn kết chặt chẽ giữa hai nước hay không. Và Đức phải xử lý thế nào, nếu Hoa Kỳ không xem chuyện bảo vệ các giá trị nêu trên là quan trọng? Chắc chắn là Đức phải định nghĩa lại mức độ hợp tác, thế nào là gắn kết chặt chẽ. Với những điều rõ nét có thể thấy từ những lời tuyên bố của các nhân vật chủ chốt trong nội các Đức như Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel, Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier hoặc các nhân vật từng làm đại sứ tại Hoa Kỳ, thì chúng ta thấy dường như Đức muốn xác định minh bạch rằng, nền tảng của chính sách ngoại giao Đức liên quan đến Hoa Kỳ không thể được quyết định một mình từ phía Washington [3]. Dù sao thì Merkel vẫn mong chờ một đường lối hợp lý về phía Trump:
“Sự hợp tác với USA đã là và vẫn là nền tảng của chính sách ngoại giao Đức, qua đó chúng ta có thể khắc phục được những thách thức to lớn của thời đại: phấn đấu đạt phúc lợi kinh tế và xã hội, nỗ lực tìm kiếm một chính sách môi trường, đấu tranh chống lại khủng bố, nghèo, đói và bệnh tật, tham gia bảo vệ hòa bình và tự do - ở Đức, ở châu Âu và trên thế giới”.
Câu hỏi về chính sách ngoại giao còn quan trọng hơn đối với một số đồng minh khác như Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO. Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ không đáp ứng những tiêu chí nêu ra về các giá trị cơ bản ở trên, nhất là với tình trạng hỗn loạn và đàn áp sau kỳ đảo chánh bất thành vừa qua. Thế thì việc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO cần xem xét lại hay không? Thỏa ước về người nhập cư cũng phải được xem xét lại hay không? Câu trả lời dường như là có, nếu tình hình dẫn đến chỗ phải quyết định.
Ngoài ra, Đức sẽ đối xử thế nào với những đồng minh gần gũi trong Liên hiệp Châu Âu như Ba Lan và Hung, những quốc gia tự xem mình có những giá trị nền tảng khác với các nước còn lại trong Liên hiệp. Từ trước tới nay, mọi chuyện vẫn tiến hành như không có chuyện gì xảy ra. Sự khác nhau về các giá trị nền tảng được xem như những sự cố tạm thời trong hệ thống cần điều chỉnh lại mà thôi. Nhưng bây giờ nếu xem những giá trị nền tảng nêu trên là tiêu chí quan trọng thì Ba Lan và Hung cần được phân loại trở lại và đưa các nước này vào loại “liên kết không chặt chẽ”? Đức sẽ phải khổ công tìm lời giải cho thế lưỡng nan này: một bên là giá trị nền tảng và bên kia là quốc gia láng giềng trong Liên hiệp Châu Âu. Tư tưởng của Angela Merkel dường như sẽ xem giá trị nền tảng là quan trọng hơn trong quá trình xác định chính sách. Những đồng nghiệp trong nội các thuộc đảng Dân chủ Xã hội SPD dường như cũng có xu hướng đó.
Thế còn một số quốc gia khác mà Đức đang hợp tác, nhưng thuộc loại gắn kết không chặt chẽ như Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, hoặc một số nước ở Nam Mỹ có cùng tính chất giống nhau về dân chủ, tự do, pháp quyền? Nếu quả tình Trump làm cho Đức phải tái định hình chính sách ngoại giao thì tình hình mới sẽ thúc đẩy Đức làm một bước ngoặt về tư tưởng, chính sách mới sẽ rõ nét hơn đối với những nước này. Về kinh tế thì vẫn như thường lệ, nhưng chắc chắn Đức sẽ chú ý nhiều hơn đến dân chủ tự do và mức độ gắn kết cũng tùy thuộc vào tình trạng pháp quyền ở những nước đó. Dấu hiệu hết sức tích cực có thể thấy rõ qua thái độ của Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier đối với Việt Nam. Cách đây hai tuần, ngày 30.10.2016, ông đọc một bài phát biểu trước quan chức và sinh viên ngành luật tại Hà Nội [4]. Ông nhắc lại khá nhiều lần về giá trị dân chủ và tự do, về nhà nước pháp quyền. Ông nhắc nhiều đến nổi [nhà nước ra lệnh?] không có tờ báo quốc doanh nào đăng lại sự kiện hôm đó, còn về nội dung thì nhà nước Việt Nam giấu tiệt. Có vẻ như chính trị gia Đức đã có quan niệm mới về hợp tác quốc tế và lợi ích lâu dài. Tại Đức kể từ 1949, thể chế chính trị dân chủ, giá trị tự do và luân lý xã hội đã trở nên những thành tố cơ bản nhất chưa bao giờ tách rời khỏi mọi chính sách phát triển của họ. Cho đến bây giờ thì tư tưởng đó còn có tính chất nội bộ, đặc thù cho nước Đức. Có thể là đã đến lúc họ thấy cần phải chọn lọc đối tác nào có cùng quan tâm đến những giá trị đó.
Vậy thì, có phải Đức đang tái định hình chính sách ngoại giao của mình? Có lẽ đúng là thế. Nhưng chưa thể gọi đây là một học thuyết mới về chính sách ngoại giao, mà chỉ là một biểu tượng hướng dẫn để khỏi bị động lúc tình hình đòi hỏi. Angela Merkel đã tóm tắt những tiêu chí quan trọng, căn cứ vào đó sự hợp tác cần được thiết kế ở mức độ chặt chẽ nào. Nếu Trump, bằng cách này hay cách khác, xem những giá trị tinh thần chung là quan trọng hơn mục đích quyền lực, thì có lẽ mọi chuyện vẫn xảy ra êm ái như thường lệ. Nhưng nếu bị thúc ép, thì có lẽ Đức sẽ làm một bước ngoặt. Trong trường hợp đó, nếu chính phủ Đức đứng vững trên luân lý xã hội họ đã xây dựng 70 năm qua, thì mọi công dân Đức sẽ rất hoan hỉ và tự hào về vị nguyên thủ của mình.
Tôn Thất Thông
CHLB Đức, 15.10.2016
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment