Michael R. Gordon
Ông Kerry khẳng định rằng quan hệ Việt–Mỹ sẽ bền chặt và tiến xa hơn nếu vấn đề nhân quyền được giải quyết thỏa đáng
Thứ
Sáu tuần rồi (ngày 07 tháng Tám, 2015), Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
tuyên bố trước giới quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam rằng nỗ
lực cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam sẽ dẫn đến mối quan hệ
Việt–Mỹ bền chặt hơn.
“Những
tiến bộ về nhân quyền và pháp quyền sẽ tạo nền tảng cho một chiến lược
và quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc và bền vững hơn giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam”, ông Kerry đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu kỷ niệm
20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước vốn từng là kẻ thù
trong thời chiến tranh.
Ông
cũng tuyên bố thêm rằng: “Chỉ có các bạn mới quyết định được tốc độ và
định hướng của tiến trình xây dựng quan hệ đối tác này, nhưng tôi chắc
chắn các bạn đã nhận thấy rằng những nước thiết lập được quan hệ ngoại
giao vững chắn nhất với Hoa Kỳ đều chia sẻ những cam kết chung về những
các giá trị nhân quyền”.
Tối
ngày 06 tháng Tám vừa qua, ông Kerry đã tới thủ đô Việt Nam để thảo
luận một số vấn đề liên quan đến thương mại và an ninh. Đó cũng là điểm
dừng chân cuối cùng trong chuyến công du của ông qua năm các quốc gia ở
vùng Trung Đông và châu Á.
Cả
Hoa Kỳ và Việt Nam đều đang lo ngại về xu thế gia tăng sức mạnh quân
sự, cũng như những động thái tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung
Quốc. Năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Obama đã dỡ bỏ một phần lệnh
cấm vận vũ khí lâu năm đối với Việt Nam để có thể cung cấp vũ khí gây
sát thương cho lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.
Quan
hệ kinh tế giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây. Việt Nam là một trong các quốc gia đang tham gia tiến trình đàm
phán Hiệp định Thương mại Thái Bình Dương (Trans-Pacific Patnership –
TPP) mà Tổng thống Obama đang xúc tiến. Quan hệ thương mại giữa hai nước
đã tăng vọt từ mức 451 triệu USD ở hai thập kỷ trước lên đến hơn 36 tỷ
USD hồi năm ngoái.
Sau
thời tuổi trẻ làm sĩ quan tại chiến trường Việt Nam, ông Kerry trở
thành một chính trị gia phê bình sôi nổi về chiến tranh Việt Nam. Trong
bài phát biểu của mình, ông Kerry nhớ lại vai trò của ông và Thượng nghị
sĩ John McCain, một người Cộng hòa từ bang Arizona và cũng là chủ tịch
Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, trong việc giải quyết những truy vấn
về lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, một bước ngoặt quan
trọng tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
“Chúng
ta không còn ở trong giai đoạn hòa giải nữa”, ông Kerry khẳng định
trong bài phát biểu. “Điều quan trọng hiện nay là Hoa Kỳ và Việt Nam đã
đạt được mối quan hệ hữu nghị”.
Tuy
nhiên, ông Kerry cũng đề cập đến những thách thức ngoại giao hai nước
vẫn còn phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Trong khi số lượng
những bắt giam những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã giảm đi
phần nào, Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng, và các quan chức Hoa Kỳ
vẫn thường nhắc nhở rằng thể chế chính trị của quốc gia này cần phải
thay đổi.
Ông
Kerry nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép các công đoàn lao động
hoạt động độc lập, vấn đề mà cuộc đàm phán TPP vẫn đang đòi hỏi.
“Hoa
Kỳ công nhận rằng chỉ có người Việt Nam mới thay đổi được chính định
hướng của hệ thống chính trị của họ,” ông Kerry cho biết. “Nhưng có
những nguyên tắc căn bản mà chúng tôi sẽ luôn bảo vệ: Không ai có thể bị
trừng phạt vì trình bày quan điểm cá nhân của họ, miễn là họ vẫn làm
vậy một cách ôn hòa; và nếu tình hình trao đổi hàng hoá vẫn diễn ra tự
do giữa hai nước thì thông tin và tư tưởng cũng phải đạt được như vậy”.
Trong
một cuộc họp báo chung trong ngày với Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, ông Kerry cho biết Việt Nam đã đạt
được một vài tiến bộ tích cực về nhân quyền, bao gồm việc phê chuẩn điều
ước quốc tế chống tra tấn và phóng thích một loạt “các tù nhân lương
tâm” từ năm ngoái.
Tuy
nhiên, ông Kerry khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ không giảm áp lực hơn nữa
lên lệnh cấm vận vũ khí đối với chính phủ Việt Nam trừ khi đất nước này
đồng ý cải thiện hồ sơ nhân quyền.
“Khả năng tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai nước vẫn còn chứ?”, ông đặt vấn đề. “Rõ ràng là có”.
Còn
ông Phạm Bình Minh khẳng định chính phủ nước ông đã thực hiện nhiều
động thái nhằm cải thiện hệ thống pháp luật, nhưng ông cũng nói thêm
rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam nên được xem xét trong một “bối cảnh
đặc thù văn hóa”.
“Chúng
tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận về vũ khí
gây sát thương”, ông Phạm Bình Minh cho biết thông qua một thông dịch
viên.
Bài
phát biểu của ông Kerry đã không chú trọng nhiều đến thỏa thuận hạt
nhân ông đàm phán với Iran. Nhưng với tình hình tranh luận ở Quốc hội
Hoa Kỳ đang ngày càng nóng lên, ông cũng tranh thủ cơ hội củng cố sự ủng
hộ dành cho Tổng thống Obama rằng thỏa thuận này chính là cơ hội tốt
nhất trong các giải pháp ngoại giao.
“Đứng
tại đây ngày hôm nay, tôi nhớ đến những đối thoại tôi tham gia gần đây
với một số người ngụ ý về triển vọng tiến hành chiến tranh với một quốc
gia hay những giải pháp tương tự như vậy,” ông Kerry cho biết. “Và tôi
phải nói rằng: ‘Các bạn không hiểu các bạn đang bàn đến chuyện gì đâu’”.
“Chắc
chắn rằng có những lúc chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài chiến
tranh, nhưng đó không phải là viễn cảnh chúng ta có thể gấp rút tìm đến
hoặc chấp nhận mà không khám phá những giải pháp khả dĩ khác,” ông khẳng
định.
Trong
cuộc họp báo, ông Kerry cũng đã cẩn thận để không chỉ trích ông Chuck
Schumer, chính trị gia được dự kiến sẽ trở thành lãnh đạo của Đảng Dân
chủ tiếp theo trong Thượng viện Hoa Kỳ, và ông Eliot L. Engel, chính
trị gia của Đảng Dân chủ được xếp hạng cao trong Ủy Ban Ngoại giao Hạ
Viện, vì cách họ ủng hộ giải pháp quân sự [đối với Iran].
Cả
hai nhà lập pháp này tuyên bố vào hôm thứ Năm tuần rồi rằng họ đã quyết
định phản đối thỏa thuận hạt nhân bởi vì Iran sẽ được phép sở hữu một
chương trình khá lớn giúp họ làm giàu uranium, trong khi những điều luật
căn bản của hiệp định chỉ hết hiệu lực sau 15 năm. Họ khẳng định rằng,
vì vậy Iran vẫn sẽ duy trì được lựa chọn theo đuổi chương trình phát
triển vũ khí hạt nhân.
Tuy
nhiên, ông Kerry cho biết ông “rất không đồng ý” với những phân tích
như vậy. “Từ chối không phải là một chính sách vì tương lai. Đó không
phải là một giải pháp thay thế khả dĩ”.
Trường Sơn chuyển ngữ
0 comments:
Post a Comment