Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Tuesday 14 January 2014

Dân Muốn Biết: Vở tuồng “Xanh Đỏ”

Vở tuồng Xanh Đỏ


Hễ vào dịp Tết đến, người Việt Nam lại tổ chức hội hè, tiệc tùng, ca hát vui chơi. Theo truyền thống, vào các ngày lễ hội, người ta lại có dịp coi hát tuồng. Sau khi phim ảnh được đưa vào Việt Nam thì dần dà các thế hệ trẻ không chuộng coi hát tuồng bằng coi chớp bóng.  Lý do là vì những người lớn đã sao lãng việc dẫn giải cho thế hệ trẻ ý nghĩa của các biểu tượng sân khấu của truyền thống dân tộc Việt Nam.  Ví dụ như mặt trắng là kẻ gian, mặt đỏ là người trung, mặt đen là chính trực, đeo nhiều cờ xí là tướng soái, v..v…  Thay vì đối thoại suông, thì người ta lại hát hò ngân nga.  Phần là vì trước đây đời sống xã hội không bận bịu như bây giờ - họ có thì giờ để theo dõi và để cho lời ca ngấm sâu vào tâm trí đặng giúp họ nhớ tuồng lâu hơn. Gặp những vở tuồng hay, người ta không những thưởng thức câu chuyện do gánh hát diễn xuất, mà còn hâm mộ các nghệ sĩ.  Từ đó cho thấy, người ta biết được sự khác biệt giữa sân khấu và hiện thực.  Ngày nay, nền văn minh vật chất khiến con người ta xa lánh nghệ thuật sân khấu để bị lôi cuốn vào cuộc diễn xuất không ngừng nghỉ của quốc tế.  Và vì bị ma lực thu hút, người ta không còn phân biệt đâu là sân khấu, đâu là hiện thực.  Vở tuồng đầy ma lực này chính là tuồng “Xanh Đỏ”. Sau đây, người viết xin trình bày bối cảnh lịch sử phôi sinh và phát triển của vở tuồng “Xanh Đỏ”.
 
Cuộc cách mạng kỹ nghệ từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 đã thu nhỏ thế giới lại.  Con người ta phát minh không phải để góp phần vào công cuộc xây dựng thế giới nhưng để kinh doanh.  Họ nêu danh những nhà phát minh không để tuyên dương những người có công với thế giới, nhưng để giữ bản quyền trong công việc buôn bán. Phải nói rằng, cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Âu Châu đã làm ra chiếc kính lúp dành riêng cho các nhà kinh doanh.  Chiếc kính lúp giúp họ có cái nhìn rõ và lớn hơn trong phương cách làm ăn, nhưng lại giới hạn cả thế giới và nhân loại trong vòng nhìn của con mắt đồng tiền.  Nhờ có chiếc kính thần kỳ, họ chuyển từ làm ăn nhỏ đến làm ăn lớn, từ buôn bán giữa các quốc gia đến buôn bán các quốc gia.  Cái nhìn đúng đắn về hai thế chiến cho thấy mối liên hệ khắng khít giữa chính phủ và các thương gia. Người ta xâm lấn không chỉ để đồng hóa và nới rộng lãnh thổ mà còn là để bảo vệ nguồn đầu tư, đặc biệt là dầu hỏa ở Trung Đông.  Danh từ “đồng minh” theo đúng nghĩa, chỉ để ám chỉ nhóm tài phiệt thế giới.  Việc chính phủ Mỹ dàn xếp để Nhật oanh tạc ở trận Trân Châu Cảng với mức thiệt hại tối thiểu về quân sự cho phe Mỹ chứng minh rằng chiến tranh là phương tiện các chính phủ dùng để bảo vệ quyền lợi của khối giàu chứ không phải bảo vệ an nguy của người dân.
 
Sau đệ nhị thế chiến, nhóm tài phiệt quốc tế càng tin chắc rằng một khi họ mạnh dạn gán danh nghĩa “quyền lợi và an nguy của đất nước” cho những mối làm ăn riêng tư của họ thì họ có thể điềm nhiên sai khiến người dân hy sinh để bảo vệ nó.  Đây là cách biến thể và hợp thức hóa nạn nô lệ.Tuy nhiên, chiêu bài “quyền lợi và an nguy của đất nước” chỉ để sai khiến nô lệ trong nước.  Muốn kiếm được nô lệ từ các nước khác, họ phải diễn vở tuồng “ván cờ xanh đỏ” có hai phe đối lập “tư bản” và “cộng sản”.  Gọi là vở tuồng vì kẻ mặc áo xanh và tên mặc áo đỏ phải ăn ý với nhau mới lôi cuốn được khán giả.Trong tuồng tất phải có kẻ gian người trung. “Gian” thì vẽ mặt và nói những câu khiến khán giả căm tức còn “trung” thì thoa màu và nói những điều vừa lòng khán giả.  Muốn được khán giả thế giới ủng hộ, vỗ tay, cho tiền thì gã đóng vai “trung” phải nói những điều họ thích nghe, cười khi họ cười và khóc để họ tội nghiệp.Sau khi tan tuồng khán giả ra về trầm tư ôn lại bản tuồng: lòng thầm cảm kích người “trung” và tránh ngừa hoặc dốc chí trừ kẻ “gian”.  Còn hai gã “gian” và “trung” vì cùng một gánh hátvới nhau nên cả hai cùng ngồi xuốngmà chia tiền.Khi bản tuồng được diễn trên sân khấu thế giới thì những kẻ bị giết ở hai phe “gian” và “trung” đều là nô lệ từ trong và ngoài nước của hai khối “cộng sản” và “tư bản”.  Kẻ viết vở tuồng và những người đồng ý đóng các vai trong tuồng thì sống, còn những người sống bản tuồng thì chết.Trong số những kẻ chết với vở tuồng thì một số nghĩ là họ học được những mánh khóe để sinh tồn trong tuồng, còn số còn lại trở thành nạn nhân của nhóm trước. Sau khi nhóm trước đã “đánh bại” nhóm sau thì chính họ cũng bị những người trong gánh hát dẹp bỏ qua một bên.
 
Vở tuồng “xanh đỏ” được viết sau đệ nhị thế chiến. Các tiểu quốc được mời tham gia, trong đó có Việt Nam. Vì không muốn tham gia vào một vở tuồng phi nghĩa, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm phật lòng kẻ viết tuồng là nhóm tài phiệt quốc tế.Cuộc đảo chánh lật đổ nền đệ nhất Cộng-hòa là một bảo chứng cho khối Bắc Việt, rằng hễ chịu đóng tuồng thì sẽ có phần lợi chia cho.  Sau cái chết của tổng thống Diệm thì Bắc Việt chắc rằng họ sẽ thắng, không phải đơn giản chỉ vì Nam Việt không còn đối thủ mà là vì “American government means business” – chính phủ Mỹ thực sự muốn diễn vở tuồng như vậy.  Nếu có thành phần đối lập nào mà không vâng lời như TT Ngô Đình Diệm thì cũng sẽ chịu chung số phận.  Xét ra, tay sai đắc lực và ngoan ngoãn nhất của chính phủ Mỹ là bạo quyền Bắc Việt.  Rồi sau đó, các hiệp định chỉ là cớ cho Mỹ ngăn chận quân đội quốc gia đóng sai vai của mình. Họ cung cấp vật liệu cho Nga và Tàu chế ra vũ khí đánh lại nạn nhân phía Nam Việt. Họ bắt cóc và dụ dỗ các tướng Nam Việt không quen với vở tuồng trong trận 1975 hòng bức tử Việt Nam.
 
Có lẽ người ta cho rằng chẳng có lý gì để khiến nhóm tài phiệt quốc tế hao tổn bao nhiêu vũ khí đạn dược và binh lính trong một cuộc chiến chỉ để diễn vở kịch.  Ở đây, người viết xin đưa ra những lý do để vở tuồng “xanh đỏ” ra đời:
 
Thứ nhất, sau đệ nhị thế chiến các thuộc địa lần lượt đòi quyền tự trị. Các lãnh tụ trên thế giới đều gác chuyện binh đao qua một bên để vạch kế hoạch kiến thiết quốc gia. Đây là một mối đe dọa cho nhóm tài phiệt quốc tế. Họ không muốn các nước trở nên cường mạnh như Nhật-bản.  Họ cần phải thuần hóa những lãnh tụ này bằng cách một là sắp đặt cho họ hoặc con cái họ kết thân với người phe họ, ví dụ như Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan, hai là biến họ thành những kẻ tham nhũng để qua họ một guồng máy thối nát sẽ ăn rễ sâu vào những quốc gia đó, ví dụ như Marcos ở Phi Luật Tân. Những lãnh tụ cứng cổ không chịu bị thuần hóa đều được cấp vé đi chầu trời như Tổng thống Ngô Đình Diệm và những Tổng thổng ở một số các nước Nam Mỹ.
 
Thứ hai, vở tuồng “xanh đỏ” sẽ phân định rõ ràng đám nô lệ của khối “cộng sản” và “tư bản”:  Người yếu thế không thể thoát ra khỏi môi trường vô văn hóa thì làm nô lệ cho gã đóng vai “gian” mặc áo đỏ.  Kẻ may mắn thoát được thì làm nô lệ cho gã đóng vai “trung” mặc áo xanh.  Thế là cả hai bên đều lợi: tên áo đỏ không có người chống đối, gã áo xanh thì thâu tóm được nhân tài tận tâm làm việc cho hắn mà họ cứ ngỡ rằng mình làm vẻ vang cho nước nhà.
 
Trận Trân Châu Cảng, các cuộc chiến ở Trung Đông và các biến cố gọi là “do khủng bố gây ra” đều là điển hình của chính phủ Mỹ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của tài phiệt với bất cứ giá nào  - người dân hoặc quân đội Mỹ hay binh lính phe đối lập chỉ là nô lệ.  Đã vào quân đội thì phải tuân theo quân kỷ mà tư lệnh của quân đội lại là Tổng thống.  Vì thế, để đạt được mục đích, chính phủ Mỹ đã nghiễm nhiên điều động quân đội khởi chiến ở Trung Đông mà không cần được Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Rồi để chứng minh rõ ràng hơn là sau vở tuồng, hai kẻ “gian” và “trung” đều cởi áo, xoa mặt, cùng ngồi chia chiến lợi phẩm, nhóm tài phiệt quốc tế đã đá Đài Loan khỏi ghế trong Liên Hiệp Quốc và mời các gã đóng vai “gian” Nga và Tàu vào ngồi.  Hội thảo quanh bàn tròn, họ quyết định các việc nhân quyền và công lý trên thế giới!  Tàu lại vâng lời Mỹ giựt dây cho Bắc Hàn đe dọa Nam Hàn để Mỹ có cớ vào làm ăn ở Nam Hàn.  Đồng thời, để có thể tái thiết lập ảnh hưởng và căn cứ quân sự ở Phi Luật Tân, Mỹ dạy Tàu gầm gừ, cất tiếng sủa hăm đe Phi Luật Tân.  Để trả lễ, Mỹ, nói riêng, và Liên Hiệp Quốc, nói chung, đã làm ngơ trước những hành vi xâm lấn của Tàu trên thế giới.  Kẻ ngây thơ mới xin và tin là kẻ “trung” sẽ bảo vệ chính nghĩa.  Nên nhớ rằng sau vở tuồng, kẻ “gian” và “trung” đều ăn xài như nhau.  Chẳng phải là chính phủ Mỹ đã ra đạo luật rằng hễ có kẻ bị tình nghi là có liên hệ với khủng bố thì sẽ bị bắt giữ mà không được tòa xử ư? Điều đó có khác gì cộng sản? Chẳng phải là các nước cộng sản như Việt Nam đã “mở rộng” để trong nước có thể chế đa đảng sao? Còn những ông tai to mặt lớn của đảng cướp áo đỏ chẳng đã phô trương tài sản và lối sống quá phong kiến của họ sao?  Vì ngây thơ, người ta mới lầm tưởng rằng họ có thể thỏa hiệp với những tay đóng vai “gian” hòng mong chúng thay lông đổi tánh.  Thử tưởng xem nếu trong tuồng “Bao Công tra án Quách Hòe” mà gã đóng Quách Hòe tự nhiên “đổi tánh” thì gã đóng Bao Công sẽ phải làm gì?  Việc chém Quách Hòe cũng chỉ là nghệ thuật diễn xuất. Gã đóng vai Quách Hòe không bị chém chỉ có Quách Hòe trong truyện mới bị chém. Và sau khi Quách Hòe chết thì Bao Công cũng phải xuống sân khấu để làm chính mình. Giải thể của cộng sản tức là giải thể của tư bản.  Nhưng để gánh hát có thể sinh tồn, họ phải viết ra một vài vở tuồng khác: vở tuồng chiến tranh tôn giáo, vở tuồng tự do và khủng bố ...  Những vở tuồng mới có mang tính cách “ráo rục” của khoa học hệ thống một chiều, với mục đích khuyến khích cá nhân chủ nghĩa và bài bác chân lý tôn giáo bằng kế sách đánh hỏa mù, pha loãng, xuyên tạc và những thủ đoạn nằm vùng để giữ những vai trò quan trọng trong lãnh vực tài chính, truyền thông và giáo dục trong các tôn giáo. Trong vở tuồng mới, tất nhiên các nghệ sĩ có thể dùng những màu sắc và trang phục cũ mà khán giả ưa thích.  Nếu người Việt tự do thích màu cờ vàng ba sọc thì các nghệ sĩ Việt Tân cũng mặc màu đó.  Họ thích chứng kiến bọn áo đỏ bị chọc tức hay chỉ trích trong các cuộc đấu đá thì các nhà đấu tranh cuội lại tạo nên những màn đấu đá lý thú đầy “ran khổ” và hy sinh.  Vở tuồng càng hấp dẫn bao nhiêu thì họ càng thu vào nhiều tiền bấy nhiêu.
 
Trong bầu khí nhộn nhịp vui mừng đón Tết, khi mọi nhà đang chuẩn bị “tống cựu nghinh tân”, xin tặng độc giả bài viết này như là cây chổi vài xu để, khi phải xem một vở tuồng lừa đảo, thế giới nói chung và người Việt nói riêng có thể quét đi những bụi bặm chính trị mà ý thức được sự khác biệt giữa sân khấu và thực tại.  Ngựa dù khỏe mấy sức cũng có hạn. Gánh hát nổi tiếng cỡ nào cũng có thời.  Mong sao sự tỉnh ngộ và nhận thức chân lý của người Việt nói riêng và của thế giới nói chung đem lại niềm an lạc cho mọi nhà.
 
 
Lm. Giuse Nguyễn Thế Quang

 http://hon-viet.co.uk/LmGiuseNguyenTheQuang_VoTuongXanhDo.htm

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.