Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Wednesday, 13 March 2013
Người dân "Anh Quốc"không cần một thứ Hiến pháp nhưng vẫn thịnh vượng
Wednesday, March 13, 2013
No comments
Hiến Pháp
Không những vậy, nước Mỹ cho thấy sự thành công
với mô hình chính trị mà tổng thống là người đứng đầu. Rất nhiều Quốc gia khác
ko thành công với chế độ tổng thống này. Nó thường dẫn đến những vị lãnh đạo
tối cao là độc tài, hoặc xung khắc giữa Quốc hội và Tổng thống. Nước Nga là một
ví dụ về tổng thống độc tài.
Người Cộng Sản non gần 70 cướp chính quyền từ
tay Nhật và từ phía người dân, đến nay đã có đến những 4 bản Hiến Pháp. Sắp tới
đây thay đổi 1 lần nữa thì nước Việt có trong tay 5 đời Hiến Pháp. Ấy là chưa
nói 2 bản Hiến Pháp mà Việt Nam Cộng Hòa sở hữu. Điều đó cho thấy sự không bền
vững trong Hiến Pháp. Nếu Hiến Pháp vẫn còn được chính những người Cộng Sản
soạn thảo, thì chắc chắn số lần thay đổi Hiến Pháp sẽ không dừng lại ở con số
5, mà còn phải nhiều hơn. Nó chỉ có thể hoàn chỉnh chỉ khi một chính quyền Dân
Chủ do chính người dân bầu lên để đảm bảo quyền lợi cho người dân, chịu trách
nhiệm trước dân.
Phàm cái mới sẽ phủ định cái cũ, thế nhưng ở
Hiến pháp Việt Nam thì ngược lại. Rất
nhiều nhà làm luật, hiểu sử đều mong Hiến Pháp sẽ quay lại thời 1946 khi chính
quyền không nằm hẳn ở trong tay người Cộng Sản, và quyền lực được chia đều cho
các đảng phái trong Quốc hội. Hiến pháp chỉ trở thành "đứa con tinh
thần" khi những người của Quốc Dân đảng bị thủ tiêu triệt để. Các mầm móng
hoạt động của đảng phái này bị triệt tiêu, và Hiến pháp mới ra đời 1959. Nói
Hiến pháp là "đứa con tinh thần" vì đối với người dân Việt, chẳng mấy
ai thèm để ý đến Hiến pháp nước mình như thế nào, và chính quyền cũng chẳng cần
dựa vào nó để quản lý Quốc gia. Họ dựa vào quyền lực của quân đội, Công An và
bộ máy tuyên truyền để quản lý Xã hội.
Không phải giản đơn mà đi khắp nơi trên nước
Việt Nam thường thấy cụm từ mỹ miều
đầy mỵ dân "Sống và lao động theo Hiến pháp và Pháp luật". Trước đây
tôi không hề thấy câu ấy. Nó mới chỉ xuất hiện dăm độ 10 năm nay. Người dân
đương nhiên là sống trong Hiến pháp và Pháp luật, điều đó không cần phải bàn
cãi. Nhưng tại sao câu ngớ ngẩn ấy lại xuất hiện khắp nơi? Nó không ngớ ngẩn,
vì cụm từ ấy được sử dụng để chỏ cho các cán bộ, quan chức, những người có
quyền lực trong tay.
Chính quyền không muốn xây dựng một nhà nước
Pháp quyền. Vì như thế, quyền lực của những người Cộng Sản sẽ phải bị tịch
thâu. Lúc đó họ chỉ còn là những người làm thuê, được người dân trả tiền công.
Họ sẽ không còn độc quyền lãnh đạo, độc tài chân lý, tham nhũng và cả tiền thuế
từ người dân.
Rất nhiều luật sư phải ở tù chỉ vì những bản dự
thảo Hiến pháp, luật sư Lê Công Định là một ví dụ. Cho dù ông mới ra tù, nhưng
việc bỏ tù ông cũng cho thấy phần nào người Cộng Sản chưa chuẩn bị cho sự thay
đổi để đón chào nhà nước Pháp quyền.
Người Nga đã phải thay đổi Hiến pháp Liên Xô
1977 chỉ 2 năm sau khi chính quyền Cộng sản Liên Xô sụp đổ. Sự sụp đổ của Liên
xô là điều tất nhiên, khi một chế độ độc tài không đứng về phía nhân dân. Và
chắc chắn, Hiến pháp 1993 của Liên Xô sẽ phải thay đổi vì bản Hiến pháp lúc ấy
được soạn thảo dưới sự áp đặt, khống chế bởi Boris Yeltsin. Yeltsin nguyên là
bí thư thành phố Moscow bị thất thế. Và ở ông,
màu đỏ của máu vẫn chảy tràn trong huyết quản. Chính ông là người đắng cay nói
lên câu: "Cộng Sản không thể thay đổi, chỉ có thể thay thế".
Bi kịch của người Nga sau chế độ Cộng Sản là, từ một tổng thống độc tài, Boris
Yeltsin chọn cho họ một vị tổng thống độc tài khác. Putin là một tổng thống độc
tài. Người Nga ở Moscow không ưa Putin, họ là
những người tiếp cận được nhiều thông tin, tiếp cận với tri thức. Họ thừa hiểu
thói trí trá, độc tài của Putin. Putin chiếm được nhiều phiếu ở những vùng tối
tăm, khi ảnh hưởng của Cộng Sản vẫn còn rất năng nề, họ không tiếp cận được
nhiều thông tin.
Chúng ta mong chờ gì ở Hiến pháp mới? Theo tôi,
điều chúng ta mong chờ ấy chính là những người Cộng Sản đã chuẩn bị tinh thần
chuyển giao quyền lực cho nhân dân, trao trả cho họ những thứ quyền mà đã tước
đoạt bấy lâu nay. Vì một khi người Cộng sản vẫn còn tư tưởng độc quyền lãnh đạo
thì Hiến pháp lập ra cũng chẳng dành cho người dân chỗ đứng nào. Nói cách khác,
bản Hiến pháp cũng chỉ là một thứ bánh vẽ được làm ra cho văn minh, cho giống
các nước khác mà thôi.
Tào Lao
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment