Tết là ngày lễ quan trọng nhất và cũng là ngày vui nhất trong năm của người Việt Nam mình.
Không
khí chuẩn bị đón Tết tuy nhộn nhịp tất bật nhưng rất đầm ấm. Mọi người
thay phiên nhau đi mua sắm những thứ cần thiết. phân công quét dọn, lau
chùi, trang trí lại nhà cửa và chuẩn bị thức ăn cho những ngày Tết.
Không khí Tết được cảm nhận ngay từ ngày cúng ông Táo, ngày 23 tháng chạp âm lịch, 1 tuần trước “Giao thừa”.
Người Việt mình tin rằng ông Táo vừa là thần bếp vừa là người ghi chép
tất cả những việc làm tốt xấu của gia đình chủ nhà trong năm cũ để lên
báo cáo với Ngọc Hoàng. (hay còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế), là vị vua
tối cao của bầu trời, là người có quyền lực tối cao trong vũ trụ. Ngọc
Hoàng là người ban thưởng cho những ai ăn ở có đức, làm việc thiện và xử
phạt những ai ăn ở thất đức, làm điều ác. (Một phong tục tập quán có ý nghĩa tốt đẹp, cần được gìn giữ)
Vào
thời điểm Giao thừa, tức là đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và
năm mới , người ta thường làm 2 mâm cỗ. một mâm cúng gia tiên tại bàn
thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở trong sân trước nhà. Sau khi
cúng, người ta đốt pháo để xua bỏ những điều xấu của năm cũ, để đón
nhận những điều tốt đẹp của năm mới.
Trong
những ngày Tết, người Việt mình còn có những phong tục đi “Hái lộc” ở
các đền, chùa để xin lộc của Thần, Phật ban cho năm mới, tổ chức đi thăm
viếng và chúc Tết họ hàng, người thân. lì xì cho trẻ em.Thức ăn trong
những ngày Tết cũng rất phong phú và truyền thống như bánh chưng, bánh
tét, mứt các loại trái cây,…
Đối
với tất cả người Việt Nam mình, ngày Tết là ngày gây cảm xúc linh
thiêng nhất, là ngày vui và có ý nghĩa nhất , vì đó là dịp để mọi người
tự phản tỉnh lại những việc làm của mình trong một năm, ngày sum họp gia
đình để tưởng nhớ đến tổ tiên và cầu xin những điều tốt lành cho năm
mới, và cũng là ngày để cùng nhau tham dự các lễ hội Tết, chia sẻ buồn
vui trong cuộc sống.
Nhưng
tiếc thay, ngày Tết cũng là lúc phát sinh ra nhiều câu chuyện đau lòng
nhất, Nhiều gia đình phải quấn tang đón Tết do bởi hậu quả của những
cuộc nhậu say quá đà gây ra như : tai nạn giao thông, cơn đột quỵ ngay
trên bàn nhậu, vụ án hình sự thương tâm do hành động thiếu kiểm soát vì
say rượu, mâu thuẩn gia đình bùng phát do nhiều người cho rằng ngày Tết
nên “nhậu tới bến”.
Thống
kê cho biết, số tai nạn giao thông vào những dịp nghỉ Tết tăng vọt. Chỉ
trong mấy ngày nghỉ Tết Bính Thân năm 2016 thôi mà toàn nước đã xảy ra
408 vụ tai nạn giao thông, hơn 300 người chết và 380 người bị thương,
27.672 trường hợp vi phạm luật giao thông, trong 43.787 lượt cấp cứu ở
các bệnh viện, 5.401 ca là chấn thương sọ não, 70% bệnh nhân là do tai
nạn giao thông. Điều ngạc nhiên là hầu hết tất cả bệnh nhân bị tai nạn
giao thông đưa vào cấp cứu đều có mùi men rượu nồng nặc.
Bên
cạnh những con số thống kê trên, người ta còn nghe thấy nhiều câu
chuyện rất thương tâm như : Một gia đình có 5 người đang trên đường đi
chúc Tết bị tai nạn giao thông thảm khốc, Bố và 2 cháu gái tử vong, mẹ
bị hôn mê gãy tay, cháu trai bị chấn thương não. Một câu chuyện khác là
tài xế say rượu lái xe hơi tông vào một gia đình chạy xe gắn máy đang
trên đương đi hái lộc đầu năm, khiến người chồng tử vong tại chỗ, người
vợ gãy xương cột sống nằm bất tỉnh, cháu gái 2 tuổi và cháu trai 5 tuổi
bị vỡ sọ não do bị đập mặt xuống đường, cả 3 được đưa vào bệnh viện cấp
cứu nhưng cuối cùng bị trả về vì không có khả năng cứu chữa.
Nhiều
gia đình lục đục cũng vì người chồng không chia sẻ công việc nhà.
Thường thì đàn bà bận lo bếp núc, dọn dẹp, sắm sửa, chăm sóc con nhỏ.
Một số đàn ông mãi lo tiếp đón bạn bè, vui chơi với “chén rượu xã giao”,
tụ tập càng đông thách thức càng nhiều, tửu lượng rượu càng lên cao và
cuối cùng là đi tới bến. Uống quá đà nên mất kiểm soát, gây chuyện cãi
cọ với nhau, dễ gây tai nạn giao thông trên đường về, về nhà thì chửi
mắng vợ con.
Nhiều
câu chuyện đau lòng như: Ngày Tết, người chồng mê nhậu với bạn bè, lỡ
chén say rượu hay mê chơi cờ bạc, lỡ thua lớn, về nhà bị vợ cằn nhằn, vợ
chồng cãi vã lớn tiếng đưa đến quyết định chia tay. Tệ hại hơn nữa là
tức giận trong tình trạng thiếu kiểm soát dẫn đến những vụ án hình sự
thương tâm như chồng giết vợ, giết con,…
Chỉ
trong 7 ngày nghỉ Tết năm 2016, đã có gần 4000 người nhập viện vì đánh
nhau, con số này là con số xảy ra hàng năm. Sự việc này không bình
thường ở các nước văn minh nhưng nó vẫn xảy ra bình thường ở nước ta. (Có phải là do văn hóa ứng xử của nước ta khác với họ ?)
Ngày
Tết phải là ngày vui chung của mọi gia đình nhưng cũng là ngày có nhiều
tang thương nhất. Hàng trăm hàng ngàn gia đình bị lâm vào hoàn cảnh bi
đát, nhiều gia đình đón Tết trong nước mắt.
Biết
rằng uống rượu quá đà sẽ gây ra những điều đáng tiếc nhưng tai sao
chúng ta vẫn ép nhau uống cho tới bến . Một văn hóa cần xem xét lại ?
Montreal, ngày 23/12/2016
Ngô Khôn Trí
0 comments:
Post a Comment